• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Xây dựng nông nghiệp tuần hoàn trước “bão giá vật tư” (Bài cuối)

Nông nghiệp tuần hoàn trong chuỗi giá trị

16/06/2022 10:12

Trước tình hình giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn cho nông dân. Có thể nói, xây dựng “Nông nghiệp tuần hoàn” cũng là cách mà ngành nông nghiệp tỉnh đang hướng tới thực hiện thích ứng trước cơn “bão giá” vật tư nông nghiệp, chăn nuôi...

 

/uploads/Audio/News/2022/06/19/062824BAI 3 NN TUAN HOAN.m4a

 

Qua trao đổi với chúng tôi, ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết: qua đánh giá sơ bộ kết quả sản xuất 06 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tình hình sản xuất vẫn ổn định; ước giá trị sản xuất toàn ngành đạt 42,75% kế hoạch, tăng 6,77% so cùng kỳ.

Để chủ động, ngành đã ban hành các văn bản về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả, áp dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hệ thống thâm canh cải tiến (SRI) và hướng dẫn các giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa. Đồng thời, đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu hướng dẫn quy trình nuôi thủy sản giảm chi phí, nhất là nuôi tôm; tổ chức triển khai và nhân rộng các mô hình; tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống, vật tư đầu vào…

Ông Ngô Hene, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: trước tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, Hội đã triển khai cho nông dân ở một số vùng sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn trái cần chuyển đổi kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ bằng phương pháp giảm lượng phân hóa học; kết hợp với đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn và liên kết hợp đồng đầu ra sản phẩm. Đến cuối tháng 5/2022, có 09 đơn vị liên kết với các công ty để sử dụng phân bón hữu cơ, như Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành… trên tổng diện tích 619ha, với 2.080 hộ tham gia.

Các loại cây trồng được nông dân ứng dụng sử dụng hữu cơ như trên lúa (31,9ha) ở huyện Châu Thành, trên cây dừa 354,76ha ở huyện Càng Long, Tiểu Cần; cây có múi 84,8ha ở Châu Thành, Tiểu Cần, Càng Long… do các Công ty SaiGon MeKong (Cần Thơ), Công ty Sao Vàng (Cần Thơ), Công ty phân bón hữu cơ Quả cầu lửa… được Hội Nông dân phối hợp liên kết. Cũng theo ông Ngô Hene, qua sử dụng phân hữu cơ đã giúp nông dân tiết kiệm khoảng 40% chi phí đầu tư nếu sử dụng 100% phân hóa học vào sản xuất. Giá trị sản phẩm sẽ tiêu thụ cao hơn từ 10 - 20%, hạn chế thấp nhất tình trạng dư chất kích thích tăng trưởng ở cây, giúp cây phát triển ổn định, ít sâu bệnh…

Ông Lâm Quang Thảo (thứ 2) trao đổi với nông dân Trường Thọ, huyện Cầu Ngang tham gia mô hình “sản xuất lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” theo hướng tiết kiệm giống, nước tưới và kết hợp máy sạ cụm (sạ khóm).

 

Để thực hiện đạt kế hoạch của ngành nông nghiệp trong năm 2022, cũng theo ông Trần Trường Giang, Sở sẽ tập trung các giải pháp: tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả và hướng dẫn các giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa; giới thiệu và nhân rộng các mô hình sản xuất, sử dụng phân hữu cơ; chăn nuôi an toàn sinh học, hướng dẫn cách pha trộn, chế biến thức ăn chăn nuôi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đồng thời thu mẫu, kiểm tra tra chất lượng. Tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ an toàn, nhân rộng các mô hình có hiệu quả tại địa phương.

Đặc biệt, trên cây lúa, hướng dẫn nông dân chăm sóc tốt diện tích lúa hè - thu, bón phân cân đối để cây lúa khỏe, chống đổ ngã; hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh có hiệu quả, không để lây lan thành dịch, nhất là bệnh đạo ôn, rầy nâu, chuột gây hại, đảm bảo năng suất, sản lượng đạt kế hoạch; hướng dẫn nông dân xuống giống vụ lúa thu - đông theo khung lịch thời vụ, đồng thời chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2022-2023. Chú trọng thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa hữu cơ.

Về cây màu, tiếp tục khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh; tập trung đưa cây màu luân canh trên đất trồng lúa; phát triển các loại màu chủ lực thành các vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình sản xuất tốt, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ, gắn với các doanh nghiệp thu mua sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản. Cải tạo vườn cây ăn trái, vườn dừa kém hiệu quả và cải tạo giồng tạp, vườn tạp theo hướng thâm canh, kết hợp trồng xen; sử dụng các loại giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào; tăng cường liên kết nông dân, tổ chức nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ.

Đối với chăn nuôi, theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh để xử lý kịp thời; tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vận động các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi để bảo vệ cho đàn vật nuôi, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa và thực hiện tiêu độc khử trùng theo quy định. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về công tác giống, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y và dịch vụ thú y. Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức hữu cơ truyền thống; phát triển chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; hướng dẫn phối trộn thức ăn nhằm giảm chi phí đầu vào cho các cơ sở chăn nuôi.

Trong thủy sản, đẩy mạnh phát triển nuôi theo nhiều hình thức, đa dạng các đối tượng nuôi mặn, lợ, ngọt. Tăng cường công tác giám sát và kiểm soát dịch bệnh của các loài thủy sản nuôi; quản lý tốt vùng nuôi hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường; kiểm soát, giám sát và quản lý tốt chất lượng con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản và những tác động của sản xuất đến môi trường để có những giải pháp khắc phục kịp thời. Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng đối với các con nuôi chủ lực; tiếp tục tuyên truyền phổ biến đến người nuôi việc thực hiện đăng ký nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực làm cơ sở cấp mã vùng nuôi.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ


Bài 1: Nông dân khó khăn trước “cơn bão giá vật tư”

Bài 2: Giải pháp “giảm chi phí, tăng lợi nhuận” trong sản xuất

 

Tin liên quan

Xây dựng nông nghiệp tuần hoàn trước “bão giá vật tư” (Bài 2)

13/06/2022 08:55

Để bảo đảm năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp trước tình hình “bão giá vật tư” (phân bón, thuốc bảo vệ thự vật...), ngành nông nghiệp tỉnh đã cùng với chính quyền các địa phương đang định hướng, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp chăm sóc cây trồng theo hướng hữu cơ…

Xây dựng nông nghiệp tuần hoàn trước “bão giá vật tư” (Bài 1)

10/06/2022 07:16

…giá phân bón không ngừng tăng, giá một số mặt hàng nông sản giảm… nông dân cần “thích nghi” như thế nào cho phù hợp, theo hướng có lợi? sản xuất nông nghiệp phải thích ứng ra sao trong bối cảnh hiện nay?

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.