• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Bảy, ngày 05/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

Xu hướng sử dụng sản phẩm thực phẩm và đồ uống giảm đường

11/12/2024 10:40

Kết quả khảo sát người tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam cho thấy sự quan tâm đến các thông số về hàm lượng muối, đường trên bao bì sản phẩm ngày càng tăng và khá nhiều người lựa chọn những thực phẩm ít đường.

 

Trao đổi về xu hướng sử dụng sản phẩm thực phẩm và đồ uống giảm đường trên thế giới và Việt Nam, TS Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, đường chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn hàng ngày và chiếm tỷ lệ cao nhất so với nhóm năng lượng và protein. Đường có trong thành phần thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ, sữa… và nhiều loại thực phẩm bổ sung thêm đường. Người dân Việt Nam đang tiêu thụ đường tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua và cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Trung bình một lon nước ngọt có gas chứa tới 36g đường. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu trên gần 2.000 người về thói quen sử dụng nước ngọt có gas cho thấy trên 57% có thói quen uống nước ngọt có gas, trong đó, 13% nam giới được hỏi và có uống nước ngọt có gas cho biết uống mỗi ngày, gần 16% uống 5-6 lần/tuần, gần 29% uống 3-4 lần/tuần... Ở nữ giới, tỷ lệ tuy có thấp hơn nhưng cũng có đến hơn 10% uống mỗi ngày.

Việc sử dụng nhiều đường là một trong nguyên nhân gây bệnh mạn tính không lây. Hiện các nghiên cứu cho thấy có 45 tác động có hại đối với cơ thể khi sử dụng nhiều đường như: Bệnh răng miệng, tiểu đường, béo phì... Trong đó, béo phì dẫn đến bệnh tim mạch, các vấn đề về khớp, cao huyết áp, thậm chí hôn mê tăng đường huyết.

Mặt khác, chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến lượng glucose dư thừa trong não và các nghiên cứu đã liên kết lượng glucose dư thừa với trí nhớ và các khiếm khuyết về nhận thức. Một lý do khác khiến đường có hại cho não là vì nó ảnh hưởng đến một số chất dẫn truyền thần kinh, có thể dẫn đến nghiện đường.

Hiện nay, bệnh mãn tính không lây đang ngày càng trẻ hoá do thói quen sử dụng thực phẩm nhiều đường, nhiều muối. Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe, nên WHO đã có khuyến cáo giảm lượng đường tự do hấp thụ ở mọi lứa tuổi để bảo vệ sức khoẻ. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nữ không ăn uống quá 5 thìa cà-phê đường/ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi lựa chọn thực phẩm, đồ uống an toàn đóng vai trò quan trọng, trong đó lựa chọn đồ uống giảm đường và không đường để có cơ thể khoẻ mạnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên giảm lượng đường tự do hấp thụ ở mọi lứa tuổi, nên ở mức dưới 10% tổng lượng năng lượng hấp thụ, thậm chí ở mức dưới 5% tổng lượng năng lượng hấp thụ.

Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TH (Công ty cổ phần sữa TH) khuyến cáo, người tiêu dùng khi mua thực phẩm nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm, không chỉ là nơi sản xuất, thời hạn sử dụng… mà còn cả hàm lượng đường, muối trong sản phẩm. Riêng trong sữa, nhiều nhà sản xuất đã giảm đường vào chế biến, thậm chí có loại ít đường, không đường. TH đã sử dụng chất ngọt thay thế, có nguồn gốc tự nhiên nhằm dung hoà khẩu vị theo xu thế giảm dần sử dụng đường tinh luyện giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm lành mạnh, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

TS Bùi Mai Hương nhấn mạnh, việc loại trừ đường gây mất cân bằng năng lượng, khiến cơ thể phải chuyển hóa từ đạm dự trữ, gây bị mất cơ. Do vậy, mọi người không nên bỏ hẳn đường, vì khi đó cơ thể sẽ phải chuyển hóa glucogen dự trữ trong gan, cơ hoặc chuyển hóa protein thành glucose. Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ, cân đối về tỷ lệ với 3 trụ cột sinh năng lượng là: béo, đạm, đường.

Trong 10 lời khuyên dinh dưỡng mới được ban hành, Bộ Y tế cũng đã khuyên người tiêu dùng hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn; bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sẽ giúp người tiêu dùng được bảo vệ sức khoẻ, tránh ngộ độc thực phẩm cũng như giảm các bệnh không lây nhiễm.

Theo nhandan.vn

https://nhandan.vn/xu-huong-su-dung-san-pham-thuc-pham-va-do-uong-giam-duong-post849625.html
TIN CÙNG MỤC

Tuổi nào nên tầm soát đột quỵ?

Các "ổ chứa" vi nhựa ẩn trong tủ bếp

Các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp như thớt, bình sữa, cốc nhựa có thể phát tán vi nhựa, nano nhựa vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

  • Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp xã
  • 6 chính sách mới về chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025
  • Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
  • Chấn chỉnh công tác quản lý lĩnh vực y, dược cổ truyền
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.