• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 02/07/2025
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

02/02/2025 15:24

Văn hóa uống trà có lịch sử lâu đời ở nước ta. Trà cũng là loại thức uống tốt cho sức khỏe được tiêu thụ phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Vậy uống thuốc với trà có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc không?

 

1. Trà có chứa những thành phần nào?

Trà có chứa polyphenol rất có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, polyphenol trong trà, là thuật ngữ chung để chỉ các chất phenolic và các dẫn xuất của chúng, bao gồm flavanol, anthocyanin, flavonoid, flavonol và axit phenolic, trong đó flavanol (catechin) là quan trọng nhất.

Trà xanh có chứa một lượng lớn polyphenol là tannin. Ngoài polyphenol trà còn chứa caffeine và theophylline, có thể kích thích trung tâm thần kinh. Đây là lý do tại sao uống trà có thể sảng khoái tinh thần...

Các chất hòa tan trong trà có thành phần phức tạp, nên dù bạn dùng thuốc đông y hay thuốc tây y, những thành phần này có thể phản ứng hóa học với các hoạt chất của thuốc, phá hủy đặc tính của thuốc, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

2. Những loại thuốc không nên dùng chung với trà

Thuốc kháng sinh: Axit tannic trong trà xanh kết hợp với các kháng sinh tetracycline (minocycline, doxycycline) và macrolide (spiramycin, azithromycin...) làm ảnh hưởng đến hoạt động kháng khuẩn của thuốc. Thuốc còn có thể ức chế chuyển hóa theophylline trong trà, làm tăng độc tính của theophylline, gây ra buồn nôn, nôn và các phản ứng bất lợi khác.

Thuốc an thần: Chất caffeine có trong trà là chất kích thích, khi dùng chung với các thuốc an thần, gây ngủ như diazepam và phenobarbital sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.

Thuốc chống loạn nhịp: Caffeine và theophylline trong trà cũng làm tăng nhịp tim và tăng gánh nặng cho tim, làm giảm hiệu quả của thuốc chống loạn nhịp tim.

Thuốc có chứa các nguyên tố kim loại như sắt, kẽm, canxi: Trà chứa tannin, được phân hủy thành axit tannic trong cơ thể con người. Sắt sulfat - thuốc dùng để điều trị thiếu máu, kẽm gluconate sulfat và canxi gluconate, nhôm hydroxit dùng để điều trị loét dạ dày đều chứa các ion kim loại, có thể phản ứng với axit tannic trong trà, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc và gây kích ứng đường tiêu hóa, gây đau bụng và táo bón.

Chế phẩm enzym sinh học: Các chế phẩm enzyme như thuốc tiêu hóa pepsin, amylase, pancreatin, men và lactase là những hợp chất protein có đặc tính không ổn định. Các yếu tố vật lý và hóa học khác nhau có thể khiến chúng bị biến tính và hỏng. Polyphenol trong trà có thể tương tác với sự liên kết của các enzyme sinh học làm giảm hoạt động của enzyme, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc.

Alkaloid: Berberine - một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lỵ và ephedrine dùng giảm ho, đều thuộc nhóm alkaloid. Axit tannic sẽ tạo thành kết tủa với các alkaloid trong các thuốc này, làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc.

Thuốc bổ Đông y: Hầu hết các loại thuốc bổ Đông y đều chứa saponin. Axit tannic trong trà kết hợp với các hoạt chất như saponin nhân sâm gây kết tủa, phá hủy các hoạt chất của thuốc bổ. Ngoài ra, uống thuốc sắc có chứa cây ma hoàng và các loại thuốc y học cổ truyền khác với trà cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Vì vậy, khi dùng các loại thuốc trên không nên dùng chung với trà. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi ấm để uống thuốc, vì nước đun sôi ấm sẽ không ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các loại thuốc. Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm "nước" để uống thuốc.

Theo Sức khỏe và Đời sống 

https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-khong-nen-uong-thuoc-voi-tra-169250109193151976.htm
TIN CÙNG MỤC

Tuổi nào nên tầm soát đột quỵ?

Các "ổ chứa" vi nhựa ẩn trong tủ bếp

Các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp như thớt, bình sữa, cốc nhựa có thể phát tán vi nhựa, nano nhựa vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

  • Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp xã
  • 6 chính sách mới về chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025
  • Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
  • Chấn chỉnh công tác quản lý lĩnh vực y, dược cổ truyền
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.