24/10/2021 17:59
Tại điểm cầu Trà Vinh, ông Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, một số sở, ngành tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham dự hội nghị.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Trà Vinh.
Tại hội nghị, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) triển khai một số nội dung chính trong Nghị quyết số 128, đồng thời, hướng dẫn về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP (Quyết định số 4800/QĐ-BYT, ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế). Trong đó, mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất ca mắc, ca bệnh chuyển nặng, tử vong do Covid-19. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt, thực hiện đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc-xin với phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc-xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”. Bên cạnh, đánh giá phân loại cấp độ dịch, tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, xác định cấp độ dịch…
Nhiều ý kiến của các địa phương xoay quanh tình hình thực hiện Nghị quyết số 128, diễn biến dịch bệnh, tình hình tiêm vắc-xin, điều trị bệnh, xác định cấp độ dịch tại các địa phương…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long biểu dương sự nỗ lực của các địa phương trong ứng phó với đợt dịch bệnh thứ tư. Hiện dịch bệnh được kéo giảm nhưng nguy cơ còn rất cao, tuy nhiên không thể cách ly y tế kéo dài nên Chính phủ xác định thay đổi cách thức PCDB. Nới lỏng nhưng vẫn kiểm soát được việc đi lại của người dân nhằm giữ vững thành quả chống dịch. Các địa phương linh hoạt nhưng cần thống nhất trong thực hiện PCDB theo Nghị quyết số 128, đưa ra quy định phù hợp với từng cấp độ dịch.
Đặc biệt lưu ý tuân thủ “5K” ở tất cả các cấp độ, ứng dụng các nền tảng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát đi lại của người dân. Có kế hoạch triển khai trạm y tế lưu động nhằm kịp thời ứng phó khi dịch bệnh phức tạp, đảm bảo điều kiện về trang thiết bị y tế, nhân lực.
Khoanh vùng địa bàn nguy cơ hẹp, phù hợp, thực hiện xét nghiệm tầm soát vừa đảm bảo PCDB vừa tiết kiệm, tiếp tục nâng cao cảnh giác, lập tức kiểm soát ngay khi xuất hiện ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội.
Tin, ảnh: NGỌC XOÀN
Các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp như thớt, bình sữa, cốc nhựa có thể phát tán vi nhựa, nano nhựa vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.