06/11/2024 11:14
Theo đó, bác sĩ Phòng điều dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) gợi ý một số cách bảo vệ trẻ nhỏ hiệu quả khi vào mùa lạnh như sau:
Giữ ấm cho trẻ
Việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt khi vào ban đêm. Tránh cho trẻ đi chơi, ra ngoài vào những lúc trời lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên giữ ấm cho trẻ vừa đủ, nếu thời tiết không quá lạnh thì không nên mặc nhiều quần áo vì trẻ ra mồ hôi rất dễ thấm ngược vào cơ thể gây bệnh.
Lưu ý tới nhiệt độ trong nhà
Nhiệt độ trong nhà cao có thể là một vấn đề. Bởi hệ thống sưởi trong nhà có độ ẩm thấp và chính việc thiếu độ ẩm trong không khí có thể làm khô làn da mỏng manh của bé.
Để tránh điều đó, hãy giữ nhiệt độ trong nhà của mọi người trong khoảng từ 24 – 26 độ C. Việc giữ cho ngôi nhà của bạn và phòng của bé thoải mái, ấm áp sẽ giúp bé cảm thấy an toàn được bảo vệ khỏi những cơn gió mùa đông khắc nghiệt.
Nếu mọi người sử dụng thiết bị sưởi ấm, không khí trong phòng có thể sẽ trở nên khô. Do đó, hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để độ ẩm được duy trì ở mức tối ưu.
Mang khẩu trang
Trẻ đi học, phải ra đường trong trời rét rất dễ cảm lạnh nếu không bảo vệ vùng mũi họng. Lưu ý cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng, khăn cổ khi đi đường và dặn trẻ khi chơi ở sân trường nên tránh gió lùa, hay hoạt động nhiều gây ra mồ hôi.
Dinh dưỡng đầy đủ
Cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn nhiều nhóm thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng khả năng đề kháng như: rau xanh, hoa quả giàu vitamin C; nhóm thực phẩm nhiều sắt, kẽm như trứng, sữa…
Đảm bảo an toàn vệ sinh
Không nên cho trẻ đến những nơi đông người khi có dịch bệnh, nhà cửa cần được vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí.
Tiêm ngừa đúng lịch
Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa bao gồm: cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ một cách tối đa.
Theo daibieunhandan.vn
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.