• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 08/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

Người lớn có mắc bệnh tay chân miệng không

05/07/2023 08:15

Bệnh tay chân miệng xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả người lớn; có tới 50% người lớn mắc bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn là nguồn lây cho trẻ.

 

PGS.TS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cảnh báo: "Có tới 50% người lớn mắc bệnh tay chân miệng không có triệu chứng, đây là nguồn lây quan trọng nhưng vì không có triệu chứng nên bệnh rất dễ lây sang trẻ em. Một số trường hợp cũng mắc tay chân miệng với biểu hiện bệnh không rõ ràng cũng là nguồn lây nguy hiểm".

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tất cả những ai chưa từng mắc tay chân miệng đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người mắc bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể lây lan ở mọi độ tuổi; tuy nhiên bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Lý do trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh tay chân miệng cao hơn vì trẻ có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm virus cũng không phải hiếm.

Bên cạnh đó, một người còn có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Vì vậy, dù đã từng nhiễm nhưng người dân vẫn có thể mắc bệnh tay chân miệng trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi trường hợp này có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho thai nhi ngay trước khi thai nhi được sinh ra.

Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng; với người bị bệnh chủ yếu điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau do các vết loét, chống bội nhiễm... giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời khi người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng.

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

- Người dân cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống đảm bảo; thức ăn cho trẻ cần đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Các hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Trẻ cần phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

- Thực hiện cách ly, điều trị kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Theo Báo Tin tức - TTXVN

https://baotintuc.vn/y-te/nguoi-lon-co-mac-benh-tay-chan-mieng-khong-20230703170853555.htm
TIN CÙNG MỤC

Tuổi nào nên tầm soát đột quỵ?

Các "ổ chứa" vi nhựa ẩn trong tủ bếp

Các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp như thớt, bình sữa, cốc nhựa có thể phát tán vi nhựa, nano nhựa vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

  • Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp xã
  • 6 chính sách mới về chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025
  • Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
  • Chấn chỉnh công tác quản lý lĩnh vực y, dược cổ truyền
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.