08/05/2025 08:21
Cao răng có thể gây hôi miệng, viêm chân răng…
Hạn chế mảng bám cao răng tại nhà bằng cách nào?
Có những cách hạn chế mảng bám cao răng vô cùng dễ thực hiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa, đó là:
Khi mảng bám cao răng đã hình thành, bạn không nên cố gắng tự lấy cao răng tại nhà. Việc tự ý lấy cao răng có thể gây sang chấn cho răng và lợi. Nếu đã xuất hiện mảng bám, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa. Bạn sẽ lấy cao răng bằng các biện pháp chuyên dụng và thực hiện bởi nhân viên y tế.
Theo dân gian có nhiều biện pháp để loại bỏ cao răng tại nhà bằng chanh, baking soda... Tuy nhiên những biện pháp này chưa có cơ sở khoa học. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho răng. Bởi những hoạt chất nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng tính axit trong môi trường miệng. Điều này sẽ làm tổn thương bề mặt men răng và mòn răng, tiêu chân răng. Chúng ta cần sử dụng những phương pháp khoa học theo chỉ định của bác sĩ.
Thủ thuật lấy cao răng là thủ thuật đơn giản. Nếu nói lấy cao răng không gây đau cho bệnh nhân thì cũng không hoàn toàn đúng. Những người vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy cao răng thường xuyên thì tổ chức cao răng chỉ ở trên bề mặt thân răng. Các tổ chức chưa hình thành ở phần lợi, chân răng sẽ không gây đau khi lấy cao răng. Đối với những trường hợp mắc bệnh lý viêm lợi, viêm quanh răng bác sĩ sẽ phải can thiệp kỹ hơn. Bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng phương pháp gây tê cho người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật.
Tuy nhiên với những đợt lấy cao răng định kỳ sẽ không gây đau cho người bệnh. Lấy cao răng là thủ thuật sang chấn tối thiểu. Thực hiện xong bệnh nhân có cảm giác thoải mái, sau 1-2 tiếng có thể vệ sinh hoặc ăn nhai bình thường.
Cao răng bản chất là mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trên bề mặt của thân chân răng. Sau một thời gian, những mảng bám này được khoáng hóa bởi những chất khoáng có trong nước bọt tạo ra một cấu trúc cứng và bám chắc vào bề mặt thân chân răng.
Cao răng có làm hôi miệng không? Nếu cao răng tồn tại lâu trong môi trường miệng và không được làm sạch kịp thời sẽ trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn. Những vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra bệnh lý vùng răng miệng. Khởi đầu có thể là viêm lợi với các dấu hiệu như chảy máu chân răng, hôi miệng. Sau đó có thể gây ra những biến chứng nặng hơn, tổn thương đến cấu trúc nâng đỡ của răng như dây chằng quanh răng, xương ổ răng là những nhóm bệnh về nha chu viêm quanh răng sẽ biểu hiện lâm sàng: răng lung lay, mất răng sớm.
Cao răng gây ra những tác hại về sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Do vậy trong vệ sinh răng miệng hàng ngày, chúng ta ngoài việc chải răng nên kết hợp với các biện pháp vệ sinh hỗ trợ như chỉ tơ, nước súc miệng để hạn chế hình thành mảng bám.
Tuy nhiên trong cấu trúc của răng có những vị trí bạn không thể tự vệ sinh được và lâu ngày sẽ hình thành vị trí mảng bám, cao răng. Cao răng có đặc điểm là bám rất chắc và bạn không thể tự vệ sinh được. Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế và tổ chức nha khoa trên thế giới và ở Việt Nam, mọi người nên lấy cao răng định kỳ từ 6-12 tháng/lần.
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng đối với một số chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động của tim…