• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Sáu, ngày 09/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

27/09/2023 12:07

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

 

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới từ năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine thì bệnh đậu mùa khỉ lại trở thành căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia khu vực Trung Phi và Tây Phi, thỉnh thoảng có các đợt dịch nhỏ bùng phát.

Tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

- Virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) là virus AND chuỗi kép có vỏ bọc, thuộc loài Orthopoxvirus, họ Poxviridae, lần đầu tiên được phân lập trên loài khỉ vào năm 1958 tại Viện huyết thanh Statens, Copenhagen, Đan Mạch.

- Có 2 nhánh di truyền quan trọng của virus đậu mùa khỉ là nhánh Trung Phi (Vịnh Congo) và nhánh Tây Phi. Trong lịch sử, nhánh Trung Phi lây truyền mạnh hơn và gây bệnh nặng hơn. Phân chia về mặt địa lý giữa 2 nhánh xảy ra ở Cameroon, nơi có sự tồn tại của cả 2 nhánh virus.

Nguồn bệnh đậu mùa khỉ

- Nguồn bệnh và vật chủ chính của virus đậu mùa khỉ là các loại động vật linh trưởng (khỉ, vượn, tinh tinh) và các loại động vật gặm nhấm (sóc, thỏ, chuột, chuột túi). 

Tại Châu Phi, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở rất nhiều loại động vật khác nhau như khỉ, sóc, chuột.

- Người bệnh và người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng là một nguồn bệnh quan trọng.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da niêm mạc của động vật nhiễm virus.

- Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.

- Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ

- Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.

- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục cũng là một giả thuyết được đặt ra, đặc biệt quan hệ tình dục đồng tính. Đa số những ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong đợt dịch tháng 5/2022 được ghi nhận ở những người đồng tính, song tính hoặc có quan hệ đồng giới nam.

- Lây truyền mẹ con cũng có thể xảy ra qua đường dây rốn từ mẹ sang thai nhi hoặc do tiếp xúc với các chất tiết sinh học trong và sau quá trình sinh nở.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

- Bệnh đầu mùa khỉ thường có triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh đậu mùa, thường diễn biến tự khỏi sau 2-4 tuần, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, từ 3-6%. Bệnh có thể diến biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.

- Thời gian ủ bệnh trung bình từ 6 - 13 ngày, có thể thay đổi từ 5 - 21 ngày.

- Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sốt: kéo dài 0-5 ngày với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức.

+ Giai đoạn phát ban ngoài da: thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Ban ngoài da đa dạng gồm có: ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ.

Ban có xu hướng tập trung vùng mặt và ngọn chi hơn là ở vùng thân mình. Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết - giác mạc (20%).

Số lượng ban có thể từ một vài ban cho đến hàng nghìn ban. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy. Sau khoảng 01 tuần, các mụn nước khô đi và bong vảy không để lại di chứng sẹo nếu không bị nhiễm trùng.

Theo Sức khỏe và Đời sống

https://suckhoedoisong.vn/tu-2-ca-dau-mua-khi-moi-phat-hien-can-biet-4-dieu-sau-de-giam-nguy-co-lay-nhiem-169230926213915248.htm
Liên kết hữu ích
  • Nệm Giá Kho Nệm cao su giá rẻ
TIN CÙNG MỤC

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Rụng tóc có phải do thiếu sắt?

Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây rụng tóc, ảnh hưởng đến chất lượng sống và thẩm mỹ.

  • Vì sao người cao tuổi nên đi bộ vào sáng sớm?
  • Hạn chế mảng bám cao răng tại nhà bằng cách ăn uống cực đơn giản
  • 5 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu vitamin D
  • Lưu ý trước và sau hiến máu
Tin Nổi Bật

Trên 140 học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn thăm, chúc mừng lễ Phật đản

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025

Kiểm tra công tác chuẩn bị nhân sự và sắp xếp tổ chức bộ máy tại huyện Càng Long

Họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng lễ Phật đản tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Ban CHQS huyện Trà Cú giải Nhất toàn đoàn Hội thi tổ dân quân bắn mục tiêu bay thấp

Đoàn kết, nghĩa tình từ mô hình góp quỹ hỗ trợ đảng viên tại xã Long Toàn

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.