25/03/2025 13:14
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, chủ yếu tấn công phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ở trẻ em, bệnh lao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tràn khí màng phổi, xơ phổi, ho ra máu, đau xương khớp, viêm màng não, rối loạn thị giác, thậm chí tử vong.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2023, toàn thế giới có khoảng 10,8 triệu người mắc bệnh lao và 1,25 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh lao có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Đặc biệt bệnh lao trẻ em, kể cả các thể nặng đều có thể chữa khỏi được với hoá trị lao ngắn ngày, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Bệnh lao ở trẻ có thể được nhận biết sớm qua các dấu hiệu toàn thân như: Trẻ sốt, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, giảm chơi đùa, chán ăn, không tăng cân, sụt cân, suy dinh dưỡng...
Bên cạnh đó còn một số triệu chứng cụ thể tùy vào bộ phận trên cơ thể bị mắc lao như: Ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp...
Theo đó, để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp như:
- Tiêm vaccine phòng lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sinh sống của trẻ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và chỗ đông người.
- Khạc đờm và bỏ đúng nơi quy định, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Điều trị lao tiềm ẩn (nếu có).
Dầu là nguồn chất béo quan trọng trong nhóm dinh dưỡng chính, cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu dầu trong khẩu phần có thể khiến trẻ chậm phát triển, biếng ăn, còi xương hoặc dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều dầu có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc cân đối lượng dầu tiêu thụ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.