10/09/2024 09:51
Nhân viên y tế phun hóa diệt muỗi cho hộ dân Khóm 6, thị trấn Càng Long.
Thời gian qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến rất phức tạp, gia tăng đột biến trên địa huyện Càng Long. Bệnh SXH lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn - đây là loại muỗi lưu hành phổ biến.
Theo đồng chí Huỳnh Công Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long: trước tình hình diễn biến của dịch bệnh SXH, UBND huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh SXH Dengue, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn huyện.
Trong đó, chỉ đạo Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế tập trung nguồn lực, phối hợp với phòng, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH. Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh SXH trên địa bàn; giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch SXH hiện có và mới phát sinh, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Hướng dẫn triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH, vận động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường. Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH trên hệ thống phát thanh, truyền thanh, cổng thông tin điện tử huyện và các xã, thị trấn để mọi người dân chủ động và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
UBND các xã, thị trấn tập trung nguồn lực, huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; vận động người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện việc diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường tại địa phương, đảm bảo các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải... nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các biện pháp xử lý.
Chủ động bố trí hóa chất, vật tư, trang thiết bị, máy móc và bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức kịp thời, hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch trên toàn địa bàn.
Tin, ảnh: MINH HÙNG
Những bệnh lý phổ biến nhất mà trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mắc phải trong đợt này là viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hen suyễn.