• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 08/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

Bảo vệ sức khỏe trong những đợt nắng nóng kỷ lục

08/05/2023 11:10

Nắng nóng những ngày qua khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nhất là những người lao động phải làm việc ngoài trời. Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng kỷ lục?

 

Nắng nóng kỷ lục trong những ngày qua khiến nhiều người mệt mỏi, kiệt sức, đặc biệt là người giả, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu. Dưới đây là những lời khuyên bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng.

Nắng nóng kỷ lục, làm gì để bảo vệ sức khỏe

- Tốt nhất bạn nên đến căn phòng mát nhất trong nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không thể làm cho ngôi nhà của mình mát mẻ hơn, hãy dành 2-3 giờ mỗi ngày ở nơi mát mẻ (chẳng hạn như tòa nhà  có điều hòa nhiệt độ).

- Tránh ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày. 

Tránh hoạt động thể chất và các vận động nặng. Nếu bạn phải thực hiện các hoạt động gắng sức, hãy thực hiện vào thời điểm mát mẻ nhất trong ngày, thường là vào buổi sáng từ 4-7h sáng, ở nơi có bóng râm. 

- Không để trẻ em hoặc động vật trong xe đang đỗ ngoài trời nắng.

Làm thế nào để giữ cho cơ thể trong đợt nắng nóng

Để cơ thể mát mẻ trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, hãy nhớ uống đủ nước, tắm nước mát hoặc tắm bồn. Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh, khăn tắm để làm mát. Mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng bằng chất liệu tự nhiên.

Nếu phải đi ra ngoài, hãy nhớ đội mũ rộng vành hoặc mũ lưỡi trai và đeo kính râm. Sử dụng khăn trải giường mỏng, không có đệm, để tránh tích tụ nhiệt. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước, nước hoa quả...  thường xuyên, nhưng tránh uống rượu, uống quá nhiều caffein và đường. Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn. Tránh thức ăn có nhiều chất đạm.

Nên làm gì nếu cảm thấy không khỏe trong đợt nắng nóng?

Nếu có những dấu hiệu như chóng mặt, yếu ớt, lo lắng, khát nước dữ dội và đau đầu trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất bạn nên di chuyển đến nơi mát mẻ càng sớm càng tốt và đo nhiệt độ cơ thể. Sau đó, nên uống một ít nước hoặc nước ép trái cây để bù nước.

Nghỉ ngơi ngay lập tức ở nơi mát mẻ nếu bạn bị co thắt cơ gây đau (đặc biệt là ở chân, tay hoặc bụng) và uống dung dịch bù nước có chứa chất điện giải. Bạn sẽ cần tới cơ sở y tế nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn 1 giờ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy các triệu chứng bất thường hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại.

Nếu một người có triệu chứng mất nước như da khô, nóng và mê sảng, co giật và/hoặc bất tỉnh, người bên cạnh cần gọi bác sĩ hoặc xe cứu thương ngay lập tức. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, hãy di chuyển bệnh nhân đến nơi mát mẻ, đặt họ ở tư thế nằm ngang và nâng cao chân và hông, cởi bỏ quần áo và bắt đầu làm mát từ bên ngoài. Có thể đặt túi làm mát, khăn nhúng nước mát vào vùng cổ, nách và háng, dùng quạt mát để giảm nhiệt độ cơ thể, phun nước lên da ở nhiệt độ 25–30 °C. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân. 

Làm để giữ cho ngôi nhà mát mẻ trong một đợt nắng nóng

Trong đợt nắng nóng, bạn nên cố gắng giữ cho không gian sống của mình luôn mát mẻ. Kiểm tra nhiệt độ phòng lúc 8-10h sáng, 13h và ban đêm sau 22h. Lý tưởng nhất là nhiệt độ phòng nên được duy trì ở mức dưới 32°C vào ban ngày và 24°C vào ban đêm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh hoặc người lớn trên 60 tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

Vào ban đêm và sáng sớm khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn, hãy mở tất cả các cửa sổ và cửa chớp trong nhà. Vào ban ngày nhất là những ngày nắng nóng, hãy đóng cửa sổ và cửa chớp (nếu có), đặc biệt là những cửa sổ đón nắng vào ban ngày. Tắt đèn và càng nhiều thiết bị điện càng tốt. Treo mành, màn cửa, hay rèm ở mái hiên - nơi thường đón nắng buổi sáng hoặc buổi chiều. Treo khăn ướt để làm mát không khí trong phòng.

Nếu nơi ở của bạn có máy lạnh, hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ và tắt các thiết bị điện không cần thiết để đảm bảo luôn có điện và giảm nguy cơ mất điện. Quạt điện có thể giúp làm mát, điều cần nhớ là khi nhiệt độ trên 35°C, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt. Điều quan trọng nhất là phải uống bổ sung nước cho cơ thể, không chỉ giúp làm mát mà còn tránh mất nước, sốc nhiệt. 

Theo Sức khỏe và Đời sống

https://suckhoedoisong.vn/bao-ve-suc-khoe-trong-nhung-dot-nang-nong-ky-luc-169230507130458154.htm
Liên kết hữu ích
  • Sản xuất cửa chống muỗi Giahungpro
  • Bảng giá Cửa lưới chống muỗi
  • Tủ trạm Kios hợp bộ
  • Dịch vụ bảo vệ tại Đồng Nai
  • Hương liệu là gì
  • Mái hiên cao cấp Zettex
TIN CÙNG MỤC

Tuổi nào nên tầm soát đột quỵ?

Các "ổ chứa" vi nhựa ẩn trong tủ bếp

Các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện nhiều vật dụng quen thuộc trong nhà bếp như thớt, bình sữa, cốc nhựa có thể phát tán vi nhựa, nano nhựa vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.

  • Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp xã
  • 6 chính sách mới về chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025
  • Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
  • Chấn chỉnh công tác quản lý lĩnh vực y, dược cổ truyền
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.