• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 18/06/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Y tế

9 hiểu lầm nguy hiểm khi sử dụng thuốc

12/05/2025 16:51

Việc sử dụng thuốc sai cách là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều tai biến y khoa nghiêm trọng, từ tác dụng phụ không mong muốn đến kháng thuốc, thậm chí đe dọa tính mạng...

 

Dưới đây là 10 hiểu lầm phổ biến nhưng gây nguy hiểm khi sử dụng thuốc:

1. Bị ốm là phải sử dụng thuốc kháng sinh

Đây là một trong những hiểu lầm nguy hiểm và phổ biến nhất. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hoàn toàn không có hiệu lực với virus, tác nhân gây cảm lạnh, cúm, viêm họng cấp hoặc sốt siêu vi. Việc lạm dụng kháng sinh không giúp bệnh nhanh khỏi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng hiện nay.

Khuyến cáo: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và chỉ định từ bác sĩ, dùng đủ liều, đúng thời gian qui định.

2. Cảm thấy khỏe là có thể ngừng thuốc sớm

Nhiều người thường ngừng thuốc khi cảm thấy đỡ bệnh mà không hoàn thành đủ liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, hoặc thuốc chống trầm cảm. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh tái phát nặng hơn, gây kháng thuốc.

Khuyến cáo: Hãy dùng thuốc đúng liều, đủ ngày theo hướng dẫn. Nếu có phản ứng phụ, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh.

3. Bỏ lỡ một liều thì uống gấp đôi liều sau để bù lại

Việc tăng liều đột ngột có thể gây quá liều, dẫn đến các phản ứng nguy hiểm như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, co giật hoặc hôn mê, đặc biệt với các nhóm thuốc thần kinh, tim mạch, chống đông. Ngược lại, quên liều có thể làm giảm hiệu quả điều trị, nhất là trong các bệnh mạn tính.

Khuyến cáo: Nếu lỡ quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi đã gần đến giờ liều kế tiếp, không được tự ý nhân đôi liều.

4. Thuốc hiệu quả với người khác cũng sẽ hiệu quả với mình

Mỗi người có cơ địa khác nhau: Tuổi tác, giới tính, cân nặng, chức năng gan thận và bệnh nền đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Một loại thuốc có thể tốt với người này nhưng gây dị ứng, suy gan hoặc phản ứng bất lợi với người khác.

Khuyến cáo: Không dùng thuốc theo "truyền miệng". Mọi đơn thuốc cần được kê riêng, phù hợp với từng bệnh nhân.

5. Thuốc có nguồn gốc tự nhiên luôn an toàn

Đây là hiểu lầm nguy hiểm. Nhiều loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm chức năng không qua kiểm định chặt chẽ về chất lượng và liều lượng. Một số thành phần thảo dược như cam thảo, nhân sâm, bạch quả có thể tương tác với thuốc tây, gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim hoặc chảy máu kéo dài.

Khuyến cáo: Tham khảo dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm "thảo dược" nào, đặc biệt nếu đang điều trị bệnh mạn tính.

6. Bác sĩ luôn biết hết các loại thuốc người bệnh đang dùng

Trong thực tế, bác sĩ không thể biết chính xác người bệnh đang dùng thuốc gì nếu không được thông báo rõ ràng. Việc sử dụng nhiều loại thuốc từ các đơn khác nhau (đa đơn) có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.

Khuyến cáo: Người bệnh nên mang theo danh sách thuốc (bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc nam) mỗi lần đi khám.

7. Trẻ em có thể dùng liều giảm của thuốc dành cho người lớn

Trẻ không phải là "người lớn thu nhỏ". Gan và thận của trẻ chưa phát triển đầy đủ, làm thay đổi cách thuốc được chuyển hóa trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc người lớn cho trẻ có thể gây quá liều, ngộ độc hoặc ngược lại là không đủ tác dụng.

Khuyến cáo: Chỉ dùng thuốc dành riêng cho trẻ em với liều lượng do bác sĩ nhi khoa chỉ định.

8. Thuốc biệt dược tốt hơn thuốc generic (thuốc gốc)

Thuốc generic chứa cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế và tác dụng điều trị tương đương biệt dược. Chúng đã được cơ quan y tế kiểm định nghiêm ngặt trước khi cấp phép lưu hành. Giá rẻ hơn không có nghĩa là chất lượng kém hơn.

Khuyến cáo: Có thể sử dụng thuốc generic theo chỉ định bác sĩ để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

9. Cách uống thuốc không quan trọng bằng việc uống đủ liều

Một số loại thuốc cần uống lúc đói để hấp thu tốt trong khi một số khác cần uống sau ăn để tránh kích ứng dạ dày. Một số thực phẩm như sữa, nước cam có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính của thuốc.

Khuyến cáo: Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ nếu chưa rõ nên uống thuốc vào thời điểm nào.

Sử dụng thuốc đúng cách là một phần quan trọng của việc chữa bệnh an toàn. Bạn nên chủ động nâng cao hiểu biết về thuốc, tuân thủ đúng chỉ định y tế và không tự ý dùng lại đơn cũ hoặc chia sẻ thuốc với người khác. Mọi thắc mắc nên trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn đúng cách, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Theo Sức khỏe và đời sống 

TIN CÙNG MỤC

Từ ngày 01/7, những ai không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp lĩnh vực bảo trợ và phòng, chống tệ nạn xã hội

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội.

  • Bộ Y tế: Không để gián đoạn công tác y tế ứng phó thiên tai khi sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy
  • Những thay đổi lớn về bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
  • Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở phía Nam, sởi và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
  • Đã tìm ra lý do COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể
Tin Nổi Bật

HĐND tỉnh triển khai các văn bản liên quan đến công tác sắp xếp hoạt động HĐND phường, xã

Công an tỉnh Trà Vinh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Vinh dự khi tác nghiệp tại Trường Sa

Công bố quyết định điều động cán bộ đối với Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang

Tiếp tục thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài phù hợp với điều kiện thực tế

Lãnh đạo Công an tỉnh Trà Vinh thăm, chúc mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Báo Trà Vinh

Nguyễn Văn Thảnh - Tên người liệt sĩ gắn liền với hoạt động báo chí hai tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh thăm, chúc mừng nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.