• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 01/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Xã hội

(Bài 2) “80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam” - Những điểm nhấn ở Trà Vinh

11/04/2023 07:13

Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh được Tỉnh ủy cho chủ trương và UBND tỉnh Trà Vinh có Quyết định thành lập năm 2014, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer tại Trà Vinh.

 

Xem bài 1

​Bài 2: Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh, nơi bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Tăng sinh học tại Trường Trung cấp Pali - Khmer.

 

Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh thực hiện nhiệm vụ đào tạo tăng sinh, học sinh Khmer ở 02 hệ: hệ giáo dục thường xuyên và Trung cấp Pali - Khmer. Ban đầu mới thành lập, trường tạm mượn cơ sở vật chất tại chùa Kompong, Phường 1 (chùa Ông Mẹt), sau đó, Trường được đầu tư xây dựng mới tại Phường 8.

Các hạng mục được đầu tư khang trang, mang đậm dấu ấn của đồng bào Khmer gồm: khu học chính, khu hiệu bộ, khu phụ trợ, thư viện, phòng thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh, phòng Tin học, phòng Tiếng Anh, ký túc xá, đủ chỗ cho hơn 150 tăng sinh, học sinh sinh hoạt, học tập. Năm học 2019 - 2020, trường chính thức hoạt động tại điểm mới phục vụ tốt nhu cầu học tập của tăng sinh và con em đồng bào Khmer trong tỉnh. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

Thầy Lâm So Rone, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh cho biết: đây là loại hình trường giáo dục công lập chuyên biệt được Nhà nước hỗ trợ cũng như được hưởng chính sách giống trường dân tộc nội trú. Điều kiện để tăng sinh, học sinh Khmer vào học tại trường là tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp sơ cấp Pali - Khmer hoặc có giấy chứng nhận tương đương được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp. Đặc biệt, Trường đào tạo theo hình thức đặc thù, gồm hệ giáo dục thường xuyên, tiếng Pali, ngữ văn Khmer và giáo lý Phật giáo cho đối tượng là các nhà sư (tăng sinh) và học sinh Khmer.

Cụ thể chương trình hệ giáo dục thường xuyên bậc THPT gồm 10 môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh và Tin học; chương trình tiếng Pali - Khmer gồm 06 môn học: Phật giáo - Phật pháp căn bản, văn phạm Pali, dịch thuật Pali sang Khmer, văn phạm Khmer, văn học Khmer và văn thơ Khmer. Sau khi tốt nghiệp, học viên vừa được cấp bằng tốt nghiệp THPT (hệ giáo dục thường xuyên), vừa có bằng Trung cấp Pali - Khmer, tạo thuận lợi cho tăng sinh, học sinh tham gia học ở bậc cao hơn (cao đẳng, đại học) ở các trường trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và Giáo hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong đồng bào dân tộc và Chư tăng Khmer, vừa phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Trường có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, trường có 26 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có 02 Hòa thượng (01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng). Về trình độ chuyên môn có 01 Hòa thượng Hiệu trưởng là Tiến sĩ danh dự và 05 người trình độ Thạc sĩ. Hàng năm, Trường được UBND tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh 80 học viên, tuy nhiên, các năm đều tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Năm học 2022 - 2023, có 110 tăng sinh, học sinh tham gia học tại trường, với 05 lớp học.

Học sinh Trường Trung cấp Pali - Khmer trong giờ thực hành môn Tin học.

 

Thầy Lâm So Rone cho biết thêm, trước đây, số lượng tăng sinh tốt nghiệp THPT hàng năm chỉ khoảng 10 người (vị), từ khi Trường Trung cấp Pali - Khmer được thành lập, tạo thuận lợi cho tăng sinh theo học nên số lượng tốt nghiệp THPT tăng lên khoảng 30 người/năm, có năm trên 40 người, tạo hiệu ứng tích cực đối với phát triển văn hóa trong vùng đồng bào Khmer.

Ngoài ra, nhằm phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, Trường thành lập đội múa, huy động nhiều học sinh tham gia, trong đó có 07 học sinh nòng cốt, được nghệ sĩ ưu tú múa chuyên nghiệp của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh hướng dẫn, thường xuyên tập luyện các bài múa, bài hát của đồng bào Khmer. Đội múa tập luyện bài bản, biểu diễn tại các hoạt động lễ, tết của đồng bào, tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm trường và tham gia biễu diễn phục vụ các cơ quan, đơn vị khi có nhu cầu.

Học sinh Thạch Thông, lớp 10A, đội trưởng đội múa của trường, ngoài học tập, em luôn tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer. Thạch Thông chia sẻ: trước đây em học tại Trường THCS Phương Thạnh, huyện Càng Long, năm nay lên lớp 10 được học Trường Trung cấp Pali - Khmer. Trong chương trình, em được học chữ Khmer và học về văn hóa nghệ thuật Khmer, nhờ đó, em am hiểu sâu hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Đặc biệt, qua các bài múa em tham gia với nhiều thể loại, lưu giữ lại những nét đẹp của dân tộc, các thành viên trong đội thường xuyên tham gia tập luyện, thành thạo các điệu múa. Trong năm học này, các em đã có 04 lần tham gia múa tại những sự kiện, lễ hội.

Học sinh Trương Thị Bô Thum, lớp 10B được tiếp cận với các bài múa Khmer  từ những năm đầu bậc THCS nên khi vào đội văn nghệ của trường, em thể hiện khá thuần thục những động tác múa.

Trương Thị Bô Thum bày tỏ: được mẹ định hướng tham gia nhóm múa Khmer gần 05 năm nên em học được những kỹ năng múa từ sớm. Năm nay, vào học Trường Trung cấp Pali - Khmer em tập múa nhiều hơn. Tùy chủ đề như: múa chúc phúc, múa mừng năm mới, múa gáo, múa rom-vong, lăm leo, saravan… mỗi bài múa đều có ý nghĩa thể hiện đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer. Em cố gắng tập luyện tốt từng động tác, nét mặt, thể hiện tốt nội dung các tiết mục muốn truyền tải đến người xem.

Vừa học văn hóa vừa học giáo lý và tham gia các loại hình sinh hoạt văn nghệ, được giao lưu với nhiều người nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, học sinh Trường Trung cấp Pali - Khmer tiếp thu nhiều nét văn hóa phong phú của đồng bào. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc Khmer trong tỉnh.

Bài, ảnh: NGỌC XOÀN

  • Tác giả Ngọc Xoàn
  • Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh
  • Đề cương văn hóa
  • Văn hóa Việt Nam

Tin liên quan

(Bài cuối) “80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam” - Những điểm nhấn ở Trà Vinh

14/04/2023 19:10

Nhận định việc thực hiện Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 là quan trọng. Mới đây, tại buổi nói chuyện chuyên đề “Đề cương về văn hóa Việt Nam” với trên 200 đại biểu là lãnh đạo các ban ngành tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức ngành truyền thông và đội ngũ văn nghệ sĩ tiêu tiểu trong tỉnh,… đồng chí Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển văn hóa, văn nghệ ở Trà Vinh trong thời gian tới.

(Bài 3) “80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam”- Những điểm nhấn ở Trà Vinh

13/04/2023 15:34

Ở Trà Vinh mỗi khi nhắc đến nghệ thuật đờn ca tài tử, ít ai không biết đến “cái nôi” của phong trào này ở huyện Càng Long. Đó chính là gia đình ông Tám Dấu, ngụ Khóm 5, thị trấn Càng Long. Vào đầu năm 2023, ông Tám Dấu và cậu con trai Nguyễn Hoài Việt đón nhận 02 Danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân Ưu tú”.

(Bài 1) “80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam” - Những điểm nhấn ở Trà Vinh

06/04/2023 08:09

Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023), từ ngày 15 - 24/3, Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh triển lãm trên 350 tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật tiêu biểu.

TIN CÙNG MỤC

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thúy Liễu

Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 giảm so với năm học trước

Chiều ngày 28/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Theo ghi nhận, điểm chuẩn của các trường đều giảm nhiều so với kỳ thi tuyển sinh năm học 2024 - 2025, nhiều trường giảm tới khoảng 10 điểm. Nguyên nhân do cách tính điểm thi năm nay không nhân hệ số như những năm trước.

  • Giáo viên - người truyền động lực giúp học sinh phát triển toàn diện
  • Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động - Nhiều tín hiệu tích cực
  • Cán bộ Đoàn thanh niên tiêu biểu
  • Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh đoạt giải Nhất hội thi tìm hiểu kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.