17/02/2021 18:00
Nhà vườn ấp Chông Nô 3, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè bán xoài bao trái (trước Tết) có giá 25.000 đồng/kg, gần Tết giảm trên 50%.
Theo thống kê của UBND xã Ninh Thới, trên địa bàn xã có khoảng 300ha bưởi da xanh. Riêng HTX có trên 48ha với 51 thành viên, hàng năm cung cấp sản lượng bưởi ra thị trường khoảng 301 tấn trái; trong này sản lượng vụ bưởi Tết, chiếm khoảng 25-30% sản lượng chung của HTX.
Theo nhà vườn Tô Văn Lé, ấp Đồng Điền, xã Ninh Thới, gia đình có khoảng 01 tấn bưởi bán Tết, nếu giá bưởi Tết năm 2020 vào cận các ngày 25-27 Tết, được thương lái đến vườn mua với giá 52.000-55.000 đồng/kg; thì vụ bưởi Tết năm Tân Sửu 2021, giá thương lái đặt cọc khoảng 25.000 đồng/kg nhưng tới ngày cắt bưởi (khoảng 25/12 âl) thương lái hủy cọc; trong này có trên 2/3 nhà vườn bị hủy cọc.
Ngoài việc bị thương lái hủy cọc, nhiều nhà vườn gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm do không có thương lái đến mua, nhiều nhà vườn buộc phải bán buôn tay (bán sô) từ 15.000-20.000 đồng/kg bưởi da xanh (loại 1,2kg/trái trở lên). Bên cạnh bưởi da xanh, thì xoài chưng Tết năm nay cũng giảm mạnh, đặc biệt là xoài cát chu (toàn huyện Cầu Kè có trên 350ha xoài). Trong đó, trên địa bàn xã Hòa Tân là địa phương có diện tích trồng xoài cát chu hơn 261ha và được trồng nhiều ở các ấp Hội An, An Bình và An Lộc; hàng năm giá xoài Tết thường dao động từ 22.000-25.000 đồng/kg và sản lượng để xoài Tết của nhà vườn chiếm khoảng 15-20% sản lượng chung của mùa vụ.
Nhà vườn Nguyễn Văn Vô, ấp An Bình, xã Hòa Tân chia sẻ: không ngờ Tết năm nay, xoài rớt giá thảm hại. Gia đình dự kiến giá xoài cát Chu bán thị trường Tết 2021 sẽ cao hơn năm qua, do rất ít nhà vườn để lại xoài bán Tết. Nhưng vào cận Tết, giá giảm mạnh, chỉ bằng 40% so với năm 2020, gia đình có trên 1,2 tấn xoài Tết (xoài bao trái) chỉ bán 13.000 đồng/kg và 6.000 đồng/kg xoài không bao trái.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Từ năm 2021, có khoảng 04 - 05 hộ hội viên nông dân ở ấp An Tân, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú tham gia mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng. Từ hiệu quả của mô hình, thông qua công tác dân vận khéo của Hội Nông dân xã và sự vào cuộc hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật... đã vận động tuyên truyền các gia đình hội viên ở các ấp khác trong xã có điều kiện nhân rộng mô hình và tiến tới xây dựng tổ hợp tác nuôi lươn, Chi hội nghề nghiệp cùng ngành nghề (nuôi lươn)...