• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 23/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Nhiều mô hình sản xuất chuyển đổi vùng ven biển

25/05/2021 14:23

Mô hình chuyển đổi sinh kế và các hoạt động phi công trình (trừ các hạng mục đầu tư hạ tầng phục vụ sinh kế) Tiểu dự án kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) được ngành nông nghiệp triển khai trong năm 2021. Qua đó, đã tác động tích cực, góp phần đa dạng mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển.

 

Bà Tăng Thị Thúy Loan, ấp Cái Cối, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải thu nhập gần 35 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi dê thích ứng BĐKH.

Năm 2020, có 12 điểm mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản (04 mô hình), chăn nuôi (04 mô hình), trồng trọt (04 mô hình) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh triển khai; qua đánh giá cho thấy đạt hiệu quả rất cao và sẽ tiếp tục nhân rộng cho nông dân áp dụng thực hiện. Bình quân cho lợi nhuận từ 70,7 triệu đồng đến 2,6 tỷ đồng (mô hình thủy sản), lợi nhuận từ 5,6-7,1 triệu đồng (mô hình chăn nuôi); lợi nhuận 19,7-55,5 triệu đồng (mô hình trồng trọt). Trong này, gồm có mô hình tôm - rừng, thực hiện tại 07 hộ ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải trên tổng diện tích 09ha; mô hình tôm sú kết hợp cá rô phi trong vèo, tại xã Hòa Minh, huyện Châu Thành (02 ha/06 hộ); mô hình cá thát lát kết hợp cá sặc rằn cho 03 hộ/0,3 ha ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú; mô hình tôm - cua biển kết hợp, diện tích 20ha, tại xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải.

Lĩnh vực chăn nuôi, mô hình nuôi bò cái sinh sản phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo với tinh bò thịt giống Charolais hoặc Blanc Blue-Belgium; nuôi bò thịt vỗ béo kết hợp ủ rơm với u-rê hoặc ủ chua thức ăn xanh; nuôi gà thịt thả vườn kết hợp sử dụng đệm lót sinh học; nuôi vịt đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học. Lĩnh vực trồng trọt: mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ; sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa; canh tác lúa sử dụng phân bón tan chậm.

Theo bà Lâm Thị Kim Quyên, Trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Duyên Hải: vừa qua, để phát triển mô hình nuôi thủy sản thích ứng với BĐKH, trong này, giúp người nuôi tôm thực hiện việc cải tạo môi trường ao nuôi và phòng, chống dịch bệnh trong việc quá trình nuôi tôm; ngành nông nghiệp đã đầu tư và triển khai mô hình nuôi cá măng/cá đối mục trong ao nuôi tôm trên diện tích 06ha/09 hộ ở các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Dân Thành. Qua tổng kết mô hình có 02/09 mô hình cho lợi nhuận 60-90 triệu đồng và các mô hình còn lại cho lợi nhuận 02-10 triệu đồng. Khả năng nhân rộng của các mô hình trên rất cao, do người nuôi biết ứng dụng kỹ thuật và quản lý được nguồn thức ăn cho tôm, nên hạn chế được lượng thức ăn dư thừa, tránh ô nhiễm môi trường nước trong ao và tăng thêm nguồn thu phụ từ cá.

Nông dân Nguyễn Hữu Thành, ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi cá măng trong ao tôm đạt hiệu quả rất cao (lợi nhuận trên 60 triệu đồng), chia sẻ kinh nghiệm: với mô hình nuôi cá măng xen trong ao tôm, rất hiệu quả khi tình hình BĐKH tác động đến nghề nuôi tôm, làm cho dịch bệnh, môi trường nước ô nhiễm… khi lồng thép việc thả cá măng sẽ giúp ao tôm tái tạo lại môi trường và các sinh vật có lợi, hạn chế và loại trừ nhiều tác nhân gây bệnh cho tôm từ chất thải trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, cái khó của mô hình là nguồn cá măng giống phải mua ngoài tỉnh, tỷ lệ hao hụt cao và chưa chủ động được mùa vụ… từ đó, người nuôi tôm khó xây dựng lịch thời vụ để thả ghép cá vào.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Thành, vừa qua gia đình thả 60.000 con tôm + 20.000 con cá măng giống trên diện tích 0,2ha, sau khoảng 05 tháng nuôi, cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Tuy nhiên, để mô hình nuôi đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, qua thực tế từ mô hình vừa thu hoạch, người nuôi nên thả cá với mật độ thấp khoảng 02 con/m2; nên thả tôm sú nuôi trước từ 40-45 ngày sau đó mới thả cá măng giống vào, để người nuôi dễ theo dõi nguồn thức ăn ở tôm và các chất thải ra của tôm ở giai đoạn đủ lớn mới cung cấp cho cá măng, tránh trường hợp thả song song giữa tôm sú và cá măng như vừa qua, nguồn thức ăn của tôm sẽ bị cá măng ăn; trong khi giá trị kinh tế của cá măng (khoảng 50.000-60.000 đồng/kg) không cao.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

Tin liên quan

Hiệu quả từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

24/02/2021 08:37

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) luôn là bài toán được người chăn nuôi lo lắng; trước tình hình dịch bệnh và môi trường sinh trưởng của động vật đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Bên cạnh, ngoài con nuôi truyền thống và có thế mạnh của nông dân trước đây như bò, heo, gia cầm… thì dê ít được nông dân ở các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Càng Long hướng đến trong phát triển đàn. Tuy nhiên, hiện mô hình nuôi dê nhốt chuồng gắn với liên kết: cung ứng thức ăn, con giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đã được nhiều nông dân chọn lựa để phát triển kinh tế của gia đình trước những BĐKH hiện nay…

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.