01/11/2021 15:10
Ông Lê Văn Tám chiết cành cam để trồng thêm, góp phần tăng thu nhập từ kinh tế vườn.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng kết quả cho vay vẫn đảm bảo; tổng doanh số trong 09 tháng đầu năm 2021 đạt 765,197 tỷ đồng, với 32.059 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách hiện đạt 3.013,832 tỷ đồng, tăng 190,835 tỷ đồng (tăng 6,76%) so với cuối năm 2020, hoàn thành 84% kế hoạch giao, với 120.516 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Dư nợ bình quân 25 triệu đồng/hộ, tăng 02 triệu đồng so với đầu năm 2021, tăng 2,5 triệu đồng so với cùng kỳ.
Theo ông Dương Huy Phong, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH), từ cuối năm 2019, đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song hệ thống NHCSXH của tỉnh đã nỗ lực, hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng duy trì sản xuất, tái sản xuất. Đặc biệt, hiện nay, khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, nguồn vốn ủy thác từ các đoàn thể đóng vai trò quan trọng, giúp hội viên đầu tư sản xuất, tái sản xuất, phục hồi kinh tế hộ, từng bước ổn định cuộc sống.
Trong khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song chất lượng tín dụng của NHCSXH nói chung, ủy thác nói riêng cũng như mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách tiếp tục duy trì và giữ vững. Toàn chi nhánh hiện nay có 13 xã, phường, thị trấn; 02 Hội đoàn thể cấp huyện không có nợ quá hạn. Đến ngày 30/9, chất lượng hoạt động tín dụng cấp xã cũng tăng, có 98/106 xã, phường, thị trấn xếp loại tốt, chiếm 92,45%. Trong đó, có 05 đơn vị có 100% xã xếp loại tốt như: Càng Long 14/14, Châu Thành 14/14, Tiểu Cần 11/11, Cầu Ngang 15/15, thành phố Trà Vinh 10/10; 08 xã xếp loại khá: Cầu Kè 01 xã, Trà Cú 03 xã, huyện Duyên Hải 04 xã.
Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đoàn thể, song với linh hoạt, nên chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn (TK-VV) cũng nâng lên. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH nói chung, vốn ủy thác qua các đoàn thể nói riêng thật sự đã đáp ứng nhu cầu và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, là điều kiện quan trong, giúp hội viên giảm nghèo. Hiện toàn tỉnh có 2.926 tổ TK-VV; trong đó, 1.994 tổ tốt chiếm 67,64%; khá 714 tổ chiếm 24,22%; trung bình 224 tổ chiếm 7,60%; yếu 16 tổ chiếm 0,54%. Có 04 đơn vị không có tổ yếu: Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần và thành phố Trà Vinh. Đặc biệt, chất lượng ủy thác qua 04 tổ chức Hội đoàn thể tiếp tục được triển khai thực hiện tốt thông qua 106 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, với 2.926 tổ TK-VV, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tổng dư nợ ủy thác của 04 hội đoàn thể đến ngày 30/9 là 2.960 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng dư nợ, với 119.738 khách hàng còn dư nợ. Trong đó: Hội Liên hiệp phụ nữ 1.376 tỷ đồng, chiếm 46,49%, với 56.204 khách hàng còn dư nợ; Hội Nông dân 939 tỷ đồng, chiếm 31,72%, với 37.341 khách hàng còn dư nợ; Hội Cựu chiến binh 349 tỷ đồng, chiếm 11,79%, với 13.745 khách hàng còn dư nợ; Đoàn Thanh niên 296 tỷ đồng, chiếm 10%, với 12.448 khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ vốn vay kịp thời cho 498 hộ nghèo, 2.263 hộ cận nghèo, 11.261 hộ mới thoát nghèo, 3.302 lượt hộ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, 5.179 lao động vay vốn để tạo việc làm; 65 lao động vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 280 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; cho vay xây dựng 9.142 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 165 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… nguồn vốn được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh, góp phần giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. |
Nói về hiệu quả của nguồn vốn, bà Kiên Thị Minh Nguyệt, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trà Vinh chia sẻ: hàng năm, các cấp Hội Phụ nữ đã tín chấp cho hàng ngàn lượt hội viên, phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, số hộ khá, hộ giàu tăng đáng kể, ngày càng có nhiều gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo; nhờ nguồn vốn, giúp hội viên đầu tư chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững…
Chúng tôi đến thăm hộ ông Lê Văn Tám, ngụ ấp Phú Phong 3, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Trao đổi về hiệu quả của nguồn vốn NHCSXH, ông Tám cho biết: là nông dân, ông đã nhiều năm trồng thanh long. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, giá trái thanh long thiếu ổn định, nên năm 2020, ông được NHCSXH cho vay 40 triệu đồng để mua 02 con bò nuôi theo hình thức sinh sản. Sau hơn 01 năm, nay ông có đàn bò 04 con, giá trị gần 80 triệu đồng. Dự kiến, đầu năm 2022, ông sẽ đáo hạn, tiếp tục duy trì đàn bò.
Ông Dương Huy Phong cho biết thêm: xác định tầm quan trọng của nguồn vốn, từ nay đến cuối năm 2021, NHCSXH tỉnh, huyện phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể tập trung giải ngân nhanh các chương trình, trong đó, chú ý đến các hội viên chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để tái sản xuất, đầu tư sản xuất. Đồng thời, rà soát, giải ngân nhanh các chương trình tính dụng chính sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu đến cuối tháng 11/2021, hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn trung ương và vốn địa phương giao.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.