• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Bài cuối: Nhiều ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất đến với nông dân Khmer

12/04/2022 11:14

Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH); công tác tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng và nhân rộng các mô hình mới vào sản xuất... được các địa phương trong tỉnh triển khai kịp thời đến với đồng bào Khmer.

 

Từ đó, giúp nông dân Khmer kịp thời nắm bắt khoa học - kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của gia đình, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu (độc canh cây lúa), từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất (trồng màu, nuôi thủy sản) và tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Nông dân Kiên Cơne.

 

Qua đó, đời sống của đồng bào Khmer từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Cụ thể, khi mới tái lập tỉnh, hộ Khmer nghèo chiếm trên 50%; giai đoạn 2001 - 2005 chiếm 35,57% với 20.661 hộ; giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 22,62% với 19.782 hộ. Riêng cuối năm 2020 còn 3,21% với 2.863 hộ và cuối năm 2021 tiếp tục giảm còn 0,08% với 805 hộ nghèo.

Các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế có hiệu quả trong vùng đồng bào Khmer như: cánh đồng lớn ở xã Tập Ngãi (huyện Tiểu Cần), xã Châu Điền (huyện Cầu Kè), vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Nhị Trường, Trường Thọ (huyện Cầu Ngang); nuôi bò sinh sản, nuôi gà thịt; phát triển nhiều làng nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã… góp phần nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trong vùng đồng bào Khmer.

Ông Dư Sê Tha, Công chức Nông nghiệp - Môi trường xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, cho biết: là địa phương có đông đồng bào Khmer (chiếm trên 93% dân số chung toàn xã), qua 05 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vùng đất chuyên canh cây mía, sang nuôi thủy sản, trồng lúa… đã làm thay đổi đời sống kinh tế của người dân địa phương. Từ sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống, hiện nay nông dân xã Kim Sơn đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả vào sản xuất… từ đó, mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Từ 1.300ha mía năm 2015 và qua chuyển đổi, đến tháng 01/2022, diện tích mía ở xã Kim Sơn giảm còn 332,39ha; các diện tích chuyển qua nuôi thủy sản (140ha), trồng lúa (400ha), màu và cỏ nuôi bò 150ha... Bình quân giá trị sau chuyển đổi đạt 40 triệu đồng/ha/năm (mía sang 01 vụ lúa + nuôi thủy sản); từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm (mía sang chuyên nuôi thủy sản như tôm thẻ chân trắng, cá...).

Nông dân Kim Minh Lợi, ấp Trà Cú B, xã Kim Sơn phấn khởi cho biết: gia đình có 02ha đất trồng mía, liên tiếp nhiều năm sản xuất thua lỗ. Năm 2019 chuyển sang trồng lúa (giống lúa 01 bụi vàng) kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh), hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ mới vào canh tác lúa đã giúp gia đình nông dân Kiên Cơne, ấp Sóc Cụt, xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang dần thay đổi tập quán trong sản xuất lúa (sạ dày, sử dụng nhiều phân bón hóa học…). Ông Kiên Cơne chia sẻ: gia đình có gần 1,5ha sản xuất lúa; trước đây, vùng đất này thường bị mặn, nhiễm phèn, vụ lúa đông - xuân năm 2021 - 2022 gia đình ứng dụng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất lúa theo hình thức sử dụng máy sạ cụm nhằm tiết giảm lượng lúa giống, kết hợp với phân bón thông minh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, năng suất lúa đạt 08 tấn/ha (tăng hơn 1,5 tấn so với vụ lúa năm 2020 - 2021). Trong những vụ tới, gia đình sẽ vận động các hộ xung quanh để cùng thực hiện canh tác lúa thông minh.

Ít ai nghĩ, chỉ vài năm trước gia đình anh Thạch Sa Phia ngụ ấp Đồng Khoen, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè phải chật vật với 0,7ha đất trồng lúa, nhưng hàng năm việc sản xuất của gia đình anh gặp nhiều khó khăn, thu nhập chỉ khoảng 30 triệu đồng. Vậy mà qua 05 năm thực hiện chuyển đổi, hiệu quả kinh tế đã mang lại cho gia đình, với thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Làm giàu nhờ mô hình “lấy ngắn nuôi dài”, anh Thạch Sa Phia chia sẻ: muốn làm giàu phải có quyết tâm và tính toán trong sản xuất. Qua tìm hiểu về các mô hình chuyển đổi sản xuất của các hộ trong ấp, vì vậy, năm 2015, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi 0,7ha đất lúa sang trồng 300 cây dừa xiêm lục và 1.500 cây chanh bông tím. 02 năm đầu mới chuyển đổi, vườn cây ăn trái chưa có hiệu quả. Do đó, để có thu nhập trang trãi trong cuộc sống hàng ngày, việc “lấy ngắn nuôi dài” trong sản xuất là rất quan trọng. Giai đoạn đầu, gia đình trồng xen cà chua, ớt và hành lá… do thời gian trồng ngắn (02 - 03 vụ/năm) nhưng hiệu quả mang lại rất cao, mỗi vụ sau khi trừ chi phí thu vào trên 30 triệu đồng. Đến năm thứ 3, chanh bắt đầu cho trái và thu hoạch, với giá từ 4.000 - 15.000 đồng/kg, mỗi đợt thu 08 - 10 tấn.

Hiện mô hình sản xuất của gia đình anh đang được Hội Nông dân xã nhân rộng đến hội viên. Trong 02 năm liên tiếp anh Thạch Sa Phia được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

 

 

Đời sống đồng bào Khmer Trà Vinh không ngừng phát triển

Bài 1: Nhiều chính sách, chương trình của Nhà nước tạo “bứt phá” vùng đồng bào Khmer

Bài 2: Chung tay góp phần xây dựng quê hương

 
 

Tin liên quan

Bài 2: Chung tay góp phần xây dựng quê hương

09/04/2022 07:36

Thông qua vai trò của các vị chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn hoàn thành tốt vai trò là “cầu nối”, là nhân tố tích cực trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào Khmer, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ.

Đời sống đồng bào Khmer Trà Vinh không ngừng phát triển

08/04/2022 10:15

Ngay sau khi tái lập tỉnh (tháng 5/1992), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 13/10/1992 về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/10/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer...

Liên kết hữu ích
  • C2H5OH + O2 Nhiệt Độ
TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.