09/10/2024 08:52
Đây không chỉ là niềm vinh dự cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch (đơn vị thực hiện hồ sơ thuyết minh ứng cử), mà còn là niềm tự hào lớn cho Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng - Tiến sĩ Tạ Duy Linh khẳng định.
Theo Tiến sĩ Tạ Duy Linh, bộ hồ sơ thuyết minh ứng cử của điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim đã vượt qua 267 hồ sơ đề cử đến từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Kết quả, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim đã có mặt trong Top 12 danh giá và sẽ tiếp tục đề cử vào Top 5.
Đây là Giải thưởng nhằm ghi nhận các hoạt động về giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD), được thực hiện tại Nhật Bản và các nước được tổ chức bình chọn hàng năm. Ngoài việc giới thiệu các hoạt động ESD điển hình trên toàn thế giới, giải thưởng còn hướng đến thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vì ESD là yếu tố then chốt giúp đạt được tất cả các mục tiêu.
Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim là một trong những điểm đến tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh, đi vào hoạt động từ ngày 09/9/2019 do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch tư vấn hình thành.
Trải nghiệm nghề làm bánh dân gian tại điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim.
Cồn Chim là ấp cù lao thuộc xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 15km theo hướng Quốc lộ 53 xuôi về hạ nguồn. Người dân Cồn Chim đa phần sinh sống bằng nghề nông; sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận thiên, nên nơi đây giữ được nét hoang sơ, mộc mạc, không khí trong lành.
Được sự động viên của chính quyền địa phương và ngành du lịch, 13 hộ dân ở Cồn Chim đã mạnh dạn tham gia làm du lịch với tất cả lòng hiếu khách. Đặc biệt, khi du khách đến đây luôn được người dân dành những sản vật ngon nhất của nhà nông để tiếp đãi khách. Hiện tại điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim có 13 địa điểm để du khách chọn lựa, khám phá như: bánh lá Cô Ba Sữa, vườn dừa Bé Thảo, tiệm cơm Năm Lương và khu trò chơi dân gian…
Tin, ảnh: BÁ THI
Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động).