• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Sáu, ngày 09/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Chính trị Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng

03/04/2023 07:37

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 29/8/2019 về việc triển khai thi hành Luật PCTN năm 2018; Kế hoạch số 75/KH-UBND, ngày 18/9/2019 về triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019- 2021” và năm 2022, đã triển khai đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước thực hiện.

 

Quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, cơ bản đáp ứng được mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, theo đánh giá của UBND tỉnh, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực mặc dù đã được triển khai nhưng có lúc, có nơi thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là trong doanh nghiệp (DN), tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước; công tác kiểm tra xung đột lợi ích chưa thực hiện tốt theo quy định Luật PCTN năm 2018.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong DN, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, bao gồm các mặt công tác như: ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ; thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch...

Nội dung công khai, minh bạch gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ DN, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan; kiểm soát xung đột lợi ích và thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước…

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động (trong đó có việc ban hành Công văn số 1918/UBND-NC, ngày 16/5/2022 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra DN). Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quản lý DN, dự án sau khi được thành lập, chấp thuận chủ trương đầu tư, xây dựng bộ máy chính quyền “liêm chính, kiến tạo, hành động, hiệu quả”. Công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh nhũng nhiễu, tiêu cực từ DN; giải quyết nhanh chóng, kịp thời các phản ảnh của DN liên quan đến các dịch vụ do đơn vị cung cấp; tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm của DN trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...

Dù vậy, năm 2022, qua kiểm tra, đánh giá về công tác PCTN trên địa bàn tỉnh, vẫn còn một số hạn chế. Các ngành, các cấp triển khai còn chậm, chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu, một số DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước chưa ban hành các quy định về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động; quy định về thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích; quy định về trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu...

Tăng cường tuyên truyền về PCTN

Để khắc phục những hạn chế này, tiếp tục thực hiện tốt công tác PCTN trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh, tại Công văn số 550/UBND-NC, 15/02/2023, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức có liên quan; DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước tăng cường tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN. Qua đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước; từng bước đưa công tác phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước đạt hiệu quả, góp phần đấu tranh thực hiện tốt công tác PCTN, TC trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Theo đó, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Các DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức thực hiện đúng theo quy định pháp luật PCTN; khuyến khích DN, hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình; tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

Cùng với đó, cần thực hiện tốt công tác giám sát việc chấp hành pháp luật về PCTN của thành viên, hội viên. Tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật; ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

Tăng cường PCTN khu vực ngoài Nhà nước

Tăng cường thực hiện biện pháp PCTN trong khu vực ngoài Nhà nước đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, phải đảm bảo các nội dung: công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động.

Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động. Quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong DN, tổ chức mình, bao gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ DN, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động (bao gồm danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng); kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.

Thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích

Thực hiện tốt việc kiểm soát xung đột lợi ích trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích, như quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của DN, tổ chức.

Quy định và thiết lập cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong DN, tổ chức, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích. Có biện pháp bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong DN, tổ chức khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Và cần thiết phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Các DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước còn phải phải có trách nhiệm tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng. Người đúng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong DN, tổ chức do mình quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan.

HÀ THANH

  • Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
  • Luật Phòng, chống tham nhũng
  • Tác giả Hà Thanh
  • Ban Chỉ đạo PCTN, TC
TIN CÙNG MỤC

Cụ thể hóa chương trình, kế hoạch của cơ quan cấp trên để chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại đơn vị mình

Đưa Chỉ thị số 42-CT/TW vào cuộc sống

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/01/2025 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (Chỉ thị số 42), Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu: làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức tốt, tự giác phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và thực hành tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong nội bộ Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

  • Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
  • Triển khai thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, đạo đức kinh doanh
  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa
  • Bộ Chính trị quy định về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Tin Nổi Bật

Ban CHQS huyện Trà Cú giải Nhất toàn đoàn Hội thi tổ dân quân bắn mục tiêu bay thấp

Đoàn kết, nghĩa tình từ mô hình góp quỹ hỗ trợ đảng viên tại xã Long Toàn

Trà Vinh nỗ lực phát triển kinh tế số

Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ cấp xã tại Đảng bộ huyện Châu Thành

Tiện ích từ ô-tô thư viện lưu động

Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 550 phần quà cho công nhân lao động khó khăn tại huyện Trà Cú

Kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm tại huyện Duyên Hải

Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025: Góp phần chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho ĐVCĐ, CNLĐ

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.