22/05/2025 14:25
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thi hành các quyết định đối với Lê Văn Vẹn.
Theo kết quả điều tra, xác minh, vào ngày 27/3/2025, Vẹn điện thoại hẹn gặp ông Lê Đức Tuấn (sinh năm 1985, thường trú quận Hải An, thành phố Hải Phòng) và Phạm Thanh Bình (sinh năm 1984, thường trú tại huyện Quảng Dương, tỉnh Thanh Hóa) hành nghề mua tôm tại địa bàn Trà Vinh để nói chuyện làm ăn, nhưng ông Tuấn không gặp.
Đến ngày 28/3, ông Bình đang mua tôm tại xã Long Khánh mới gọi điện thoại hẹn gặp Vẹn. Tại đây Vẹn tự xưng là “đại ca bên xã đảo” và đặt vấn đề thu tiền 2.000 đồng/01kg tôm mua được và Vẹn đe dọa “nếu đồng ý thì làm, còn không đồng ý thì tự chịu hậu quả và cấm không cho đến xã đảo mua tôm”; sau đó Vẹn ép ông Bình chuyển tiền mua tôm ngày 28/3/2025 cho Vẹn 02 triệu đồng mới cho ông Bình về.
Đến ngày 30/3/2025, tại một quán nhậu có nhiều người thu mua tôm, Vẹn đặt vấn đề thu tiền phí đối với những người mua tôm là 2.000 đồng/01kg tôm thì ông Tuấn và ông Bình không đồng ý nên Vẹn đã có lời nói đe dọa và ra về.
Đến ngày 31/3/2025, ông Bình kể cho ông Tuấn nghe chuyện bị Vẹn ép nộp phí mua tôm và cho người cản trở, gây khó dễ trong việc mua tôm nên đã cho Vẹn số tiền 02 triệu đồng nêu trên.
Sau khi nghe ông Bình kể và nhớ lời đe đọa tại quán nhậu nên ông Tuấn điện thoại cho Vẹn để xin số tài khoản và chuyển khoản số tiền 06 triệu đồng. Đến sáng ngày 03/4/2025, ông Tuấn mua được 06 tấn tôm tại xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải thì Vẹn nhắn tin hỏi chuyện mua tôm nhưng ông Tuấn không trả lời, sau đó Vẹn cùng với 08 người khác đến nơi nghỉ trọ của ông Tuấn gây áp lực chuyển tiền. Trưa ngày 04/4/2025, Vẹn tiếp tục điện thoại yêu cầu thu tiền phí mua tôm và đe dọa nên ông Tuấn đến Công an Phường 2, thị xã Duyên Hải trình báo vụ việc.
Tại cơ quan Công an, bước đầu Lê Văn Vẹn đã thừa nhận hành vi vi phạm. Được biết, Lê Văn Vẹn có 03 tiền sự về hành vi cố ý gây tích, đánh bạc và xâm hại sức khỏe người khác.
Hiện vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tin, ảnh: PHẠM HƠN
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhất là một số vùng nông thôn liên tiếp xảy ra nhiều vụ vỡ hụi, số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng. Dù biết việc góp hụi có nhiều rủi ro nhưng với việc huy động vốn nhanh và có lãi suất khá hấp dẫn nên nhiều người đã bỏ số tiền hàng chục triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng vào việc chơi hụi. Điều đáng nói, nhiều người dân tham gia chơi hụi một cách hời hợt, chỉ dựa vào niềm tin đối với chủ hụi, không tìm hiểu các dây hụi, thậm chí không tham gia khui hụi, việc gom và giao hụi đều do chủ hụi quản lý. Mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, song không ít người vẫn sập bẫy trước những biến tướng từ việc chơi hụi dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng.