• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 20/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Tiểu Cần: Giảm chi phí đầu vào - giải pháp tốt nhất trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp tăng cao

19/09/2021 09:47

Nhiều nông dân cho biết thu hoạch vụ lúa hè - thu vừa qua năng suất bình quân đạt 5,45 tấn/ha nhưng nông dân không có lãi như những vụ lúa cùng thời điểm trước đây. Vụ lúa thu- đông năm nay nông dân rất lo lắng vì giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao khiến giá thành sản xuất cũng tăng theo, trong khi giá bán các mặt hàng nông sản giảm mạnh, đầu ra bấp bênh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên khó khăn trong sản xuất…

 

Nông dân xã Hiếu Tử chăm sóc lúa vụ thu- đông năm 2021.

 

Chi phí đầu vào tăng cao là một bài toán khó cho nông dân khi bước vào vụ sản xuất mới. Tính đến nay lúa thu- đông năm 2021 trên địa bàn huyện Tiểu Cần đã xuống giống được 8.958ha, đạt 75,9% so với kế hoạch, dự kiến đến cuối tháng 9/2021 sẽ xuống giống dứt điểm. Thời điểm này lúa đang giai đoạn 01 - 28 ngày sau sạ, nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý đạt hiệu quả. Đồng thời chăm sóc, bón phân để bộ rễ phát triển mạnh, giúp cây lúa hấp thu phân bón tốt nhất, đẻ nhánh tốt và hạn chế sâu bệnh. Nhưng trước tình hình giá vật tư tăng cao như hiện nay thì nông dân cần phải tính toán thật kỹ khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo năng suất.

Kỹ sư Võ Quang Cường, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần cho biết: giá vật tư nông nghiệp tăng cao trong những tháng qua, nông dân lo lắng vụ lúa thu- đông năm 2021 năng suất sẽ không cao, không có lợi nhuận, thậm chí lỗ và nếu kéo dài tình trạng này thì nông dân khó duy trì sản xuất. Trong khi chờ đợi các ngành chức năng có chính sách, giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp cũng như giải pháp tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid- 19 hiện nay thì nông dân cần thiết phải áp dụng các tiến bộ trong sản xuất theo hướng giảm phân bón hóa học, tăng cường phân bón hữu cơ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu - tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả), “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch). Các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân các giải pháp đồng bộ trong sản xuất: kỹ thuật làm đất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả và phun thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết.

Ông Võ Quang Cường khuyến cáo: để kéo giảm chi phí sản xuất thì nông dân cần áp dụng một số yếu tố quan trọng cần thiết ở các khâu như: làm đất, chọn giống, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch đúng thời điểm là yếu tố quyết định giá thành sản xuất. Cụ thể, sau khi thu hoạch lúa vụ trước cần phải cày xới, vệ sinh đồng ruộng, trang bằng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước tốt và bón lót phân lân hoặc vôi với liều lượng 20- 30kg/công để giảm thất thoát giống gieo sạ, cây lúa phát triển đồng đều, bộ rễ phát triển tốt, hấp thu phân bón hiệu quả nhất, đặc biệt là dễ quản lý cỏ dại và ốc bươu vàng gây hại. Chọn giống phải phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, những giống lúa có khả năng hạn chế được sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường. Kết hợp áp dụng các biện pháp sạ hàng, sạ thưa,… lượng giống sử dụng không vượt 120kg/ha; bón phân cân đối giữa đạm -lân- kali, theo giai đoạn sinh trưởng, tránh bón phân thừa đặc biệt là phân đạm để tránh đổ ngã và hạn chế sâu bệnh. Liều lượng phân bón khuyến cáo chung của huyện là 80 N + 35- 40 P2O5 + 30 K2O (tùy vào điều kiện đất mà có thể tăng hay giảm lượng phân bón cho hợp lý).

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và giá vật tư tăng cao như hiện nay trước khi gieo sạ nông dân nên bón lót phân lân hoặc dùng các chế phẩm sinh học khác để giúp bộ rễ phát triển tốt, hấp thu phân bón hiệu quả giúp cây lúa đẻ chồi hữu hiệu, kết hợp thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để phun trị đạt hiệu quả, tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” tránh phun ngừa, phun tăng liều so với khuyến cáo,… mà chỉ phun khi thật sự cần thiết để bảo vệ thiên địch, giảm chi phí. Bón phân cân đối, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây lúa đẻ chồi hữu hiệu, đảm bảo đủ số cây trên đơn vị diện tích. Không sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn trước 40 ngày sau sạ, không phun ngừa, phun liều cao, phun phối hợp nhiều đối tượng,… xác định đúng độ chính để đảm bảo chất lượng và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Để vụ lúa thu- đông năm 2021 đạt hiệu quả, nông dân phải tuân thủ lịch thời vụ, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật nhằm giảm lượng giống gieo sạ thì sẽ giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng sẽ tăng năng suất, tăng chất lượng mà lại giảm được chi phí sản xuất cho bà con nông dân. Đồng thời trong điều kiện thời tiết vụ thu- đông mưa nhiều, mưa nắng xen kẻ, bà con cũng cần chú ý các đối tượng sâu bệnh có thể xuất hiện như: sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, các bệnh do vi khuẩn… và chuột nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về năng suất.

Bài, ảnh: MỸ HẠNH

Tin liên quan

Kỳ vọng cho vụ lúa hè - thu năm 2021

27/07/2021 07:00

Theo nhận định từ ngành chuyên môn, vụ lúa hè - thu năm 2021 trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi so với vụ lúa hè - thu năm 2020 và khả năng về năng suất cũng như sản lượng sẽ đạt và cao hơn cùng kỳ từ 15-20%. Đặc biệt, đối với các diện tích xuống giống ở ngay từ đầu vụ không bị ảnh hưởng do mặn, khô hạn như những năm qua; cùng với đó là tình hình bệnh và sâu gây hại trên lúa hè - thu tương đối thấp, được cán bộ kỹ thuật theo dõi và quản lý chặt, kịp thời làm tốt công tác dự báo…

Vụ lúa hè - thu năm 2021: Nâng cao chất lượng giống

24/05/2021 09:09

Mặc dù chịu nhiều tác động do ảnh hưởng khô hạn và mặn ở đầu vụ sản xuất lúa đông - xuân năm 2020-2021, nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp: lịch thời vụ, cơ cấu giống và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, đã tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng trong vụ lúa đông - xuân năm 2020-2021 (diện tích xuống giống 59.734ha, vượt 18,6% so kế hoạch; năng suất 6,6 tấn/ha (cao hơn cùng kỳ 1,72 tấn/ha). Tiếp tục phát huy hiệu quả trong vụ lúa đông - xuân năm 2020-2021, vụ lúa hè - thu năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai nhiều giải pháp trong nâng cao chất lượng giống, chuyển giao kỹ thuật…

Liên kết hữu ích
  • Đồng phân của c4h10
TIN CÙNG MỤC

Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Trong sản xuất nông nghiệp trước những bất lợi do biến đổi khí hậu (BĐKH), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tiên tiến sẽ giúp nông dân sản xuất vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, góp phần giảm thiểu các rủi ro từ BĐKH như sâu bệnh, thiếu nước ngọt, khô hạn...

  • Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui
  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.