• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 23/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: Nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng

24/05/2021 09:00

Ngày 02/4/2021, ông Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 647/QĐ-UBND “về việc ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025”. Xác định phát triển thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước tăng năng suất và sản lượng cây trồng; nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp...

 

Cống Cái Hóp (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long), công trình quan trọng giúp cho tỉnh chủ động nguồn nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện 30 dự án thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống thiên tai và dân sinh; nạo vét 150 công trình kênh cấp II khắc phục hậu quả hạn, mặn xâm nhập; xây dựng và sửa chữa hơn 118km đê sông, đê biển; xây lắp 86 cống, bọng; 11,06km kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển; nạo vét hàng năm khoảng 500 công trình thủy lợi nội đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 01 hồ chứa phục vụ tưới tiêu cho 300ha màu, 411,52km đê (đê biển, đê sông 269,85km; đê bao, bờ bao nội đồng 141,67km); có 1.209 kênh cấp II, dài 2.771km; 150 kênh tạo nguồn và kênh cấp I, dài 809,5km; có 1.670 kênh cấp III và 996 bọng phi các loại; 03 trạm bơm điện... 

Từ thực tế trên, việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, làm cơ sở, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững: chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường, trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững, phù hợp với thực tế của địa phương. Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi kết hợp với hiện đại hóa về quản lý, ứng dụng công nghệ trong theo dõi, vận hành, phát huy hiệu quả công trình, đảm bảo nguồn nước sử dụng cho lĩnh vực nông nghiệp…

Tuy nhiên, muốn hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, làm cơ sở, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững cần hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Trong đó, tỉnh đã xác định người dân đóng vai trò chủ đạo trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế. Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình; bao gồm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý; triển khai thực hiện công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Mục tiêu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với XDNTM; phát huy nguồn lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý; khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Tỉnh đã xác định: muốn đạt được mục tiêu hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cần huy động các nguồn lực, sự tham gia của tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo tưới tiêu chủ động, đảm bảo về số lượng, lẫn chất lượng nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm, đáp ứng với quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2025, cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa từ 02-03 vụ với mức đảm bảo tưới 85%; có trên 30% diện tích gieo trồng lúa áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến; diện tích cây trồng hàng năm theo quy hoạch đạt 45%, trong đó tưới tiên tiến tiết kiệm điện đạt 35%. Đảm bảo hệ thống cấp, thoát nước chủ động đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung. Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi. Đến năm 2025, có 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.

Nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu trên, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hữu quan huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với XDNTM và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện công tác thủy lợi năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên tiến độ có chậm, song nhiều địa phương vẫn tập trung thực hiện. Trong đó, nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng, trong 04 tháng đầu năm 2021, tại các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải, đã nạo vét gần 550 công trình (đạt gần 60% kế hoạch). 

Hiện nay, ngành chuyên môn tiếp tục tổ chức đánh giá lại hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh; nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến (tưới ướt - khô xen kẽ, SRI, 3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5 giảm…) cho cây lúa, nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước, giảm phát sinh khí thải nhà kính, đặc biệt, đối với các huyện trọng điểm sản xuất lúa: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú… tỉnh tiếp tục đầu tư và huy động sức dân để xã hội hóa sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Bài, ảnh: TRƯỜNG HIẾU

Liên kết hữu ích
  • n3m
TIN CÙNG MỤC

Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Trong sản xuất nông nghiệp trước những bất lợi do biến đổi khí hậu (BĐKH), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tiên tiến sẽ giúp nông dân sản xuất vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, góp phần giảm thiểu các rủi ro từ BĐKH như sâu bệnh, thiếu nước ngọt, khô hạn...

  • Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui
  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.