• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 18/06/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Nông dân chủ động chọn cây trồng có thế mạnh thích ứng biến đổi khí hậu

12/05/2025 18:09

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân, thời gian qua, nông dân tập trung phát triển cây màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao cung ứng thị trường, thích ứng với BĐKH.

 

Nông dân Hồ Văn Thuận (bên trái), thông tin tình hình ớt trồng nhiễm sâu bệnh bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng với công chức nông nghiệp xã và Ban Nhân dân ấp Huyền Đức.

 

Mặc dù cơ cấu lại sản xuất thích ứng BĐKH nhưng thời tiết nắng nóng trong những ngày qua làm giảm năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, xuất hiện một số sâu bệnh gây hại nên nông dân tốn không ít chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật để điều trị. Một số bệnh thường gặp trên cây màu như bọ nhảy, sâu tơ trên rau ăn lá, bọ phấn, bọ dưa trên cây họ bầu bí dưa, đốm lá, rỉ sắt trên đậu phộng, thán thư trên khổ qua, dưa leo, ớt,… và sâu đầu đen trên cây dừa.

Trong tháng 4/2025, diện tích dừa bị nhiễm sâu đầu đen giảm 82,33ha, hiện nay còn hơn 100ha nhiễm bệnh, chiếm 0,35% diện tích dừa toàn tỉnh. 04 tháng đầu năm 2025, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng 27.748ha, trong đó, màu lương thực 3.346ha; cây thực phẩm 14.244ha; cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác 10.157ha. Đến nay, thu hoạch 16.287ha, sản lượng 435.171 tấn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nắng nóng không chỉ xuất hiện sâu bệnh, một số diện tích đất có độ phèn tăng cao đã làm cho năng suất cây trồng giảm.

Bà Thạch Thị Thiên, ấp Sà Vần A, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú cho biết: mùa này năm trước trồng đậu phộng, nhưng do giá đậu phộng biến động thất thường nên năm nay bà chuyển sang trồng đậu nành rau với diện tích gần 0,5ha và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá 11.500 đồng/kg. Thời gian qua, thời tiết nắng nóng, xuất hiện một số sâu bệnh nhưng mức độ không đáng kể. So với cây màu khác như ớt, dưa leo, khổ qua và rau màu khác, thì đậu nành rau có thời gian trồng ngắn hơn khoảng 65 ngày cho thu hoạch và thu hoạch đồng loạt nên hạn chế nhiều chi phí đầu tư. Với diện tích trên, sản lượng đạt khoảng 05 - 06 tấn, lợi nhuận đạt 60 triệu đồng.

So với đậu nành rau, thì cây ớt chỉ thiên có thời gian trồng, chăm sóc và thời gian thu hoạch kéo dài từ 03 - 05 tháng nên trong điều kiện BĐKH, ớt trồng dễ bị nhiễm bệnh và tăng chi phí đầu tư. Tuy nhiên với giá ớt hiện nay tăng gấp đôi so với năm trước, nông dân phấn khởi.

Nông dân Hồ Văn Thuận, ấp Huyền Đức, xã Long Sơn cho biết: với 0,7ha ớt đợt này, ông đầu tư chi phí sản xuất khoảng 100 triệu đồng từ khâu xử lý đất đến cây giống, màng phủ nông nghiệp, phân, thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống ống dẫn nước tưới. Đến nay, ông đã thu hoạch dứt điểm cổ 1 với tổng thu nhập 250 triệu đồng, lợi nhuận 120 triệu đồng. Hiện đang tiếp tục thu hoạch cổ 2 nhưng giá ớt giảm còn 30.000 - 40.000 đồng/kg tùy loại và theo giá thị trường. Do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng làm cho đất bị phèn lạnh lên cao nên cây ớt chỉ thiên dễ bị bệnh duỗi đọt, xuất hiện sâu đục trái, bệnh thán thư thối trái, còn giảm năng suất. Tuy năng suất ớt giảm nhưng nhờ được giá nên vẫn đạt lợi nhuận cao, sản lượng ước đạt khoảng 05 tấn.

Theo ông Thuận, hàng năm thời điểm ớt cho thu hoạch cổ 2 nhằm vào thời điểm chuyển mùa, có xuất hiện vài trận mưa, cây ớt đủ nước tưới xanh tốt và có thể kéo dài thời gian thu hoạch. Với giá ớt hiện nay, ông tập trung chăm sóc ớt nhiều hơn, ớt ra hoa và cho trái kéo dài thời gian thu hoạch. Nếu giá ớt sụt giảm ông sẽ dừng thu hoạch cải tạo đất chuyển sang trồng dưa hấu.

Đồng chí Huỳnh Văn Nghĩa, Trưởng Ban Nhân dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn cho biết: thời điểm nắng nóng làm cho sâu bệnh sinh sản dễ dàng và gây hại trên cây trồng nhiều hơn so với mùa mưa. Những năm qua, nông dân ở đây đã linh hoạt chủ động trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp nên hạn chế rủi ro. Mùa nắng, nông dân trong ấp tập trung trồng những cây màu ngắn ngày và thích ứng với BĐKH như đậu phộng, ớt chỉ thiên, bắp giống, cà chua đưa xuống dưới chân ruộng. Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, nông dân tập trung cải tạo đất giồng cát, động cát trồng dưa hấu, củ cải trắng,…

Với lợi thế đất giồng cát, động cát, vào mùa nghịch (mùa mưa) nông dân ấp Huyền Đức luôn có thu nhập cao từ cây dưa hấu. Nhờ chủ động bố trí, lựa chọn những cây trồng phù hợp thích ứng BĐKH nên nông dân trong ấp có nguồn thu nhập ổn định quanh năm.

Bài, ảnh: MỸ NHÂN

  • thích ứng BĐKH
  • BĐKH
  • trồng ớt chỉ thiên
  • trồng ớt xuất khẩu
TIN CÙNG MỤC

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui

Vùng đất cù lao Tân Qui (ấp Tân Qui 1 và Tân Qui 2), xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè nổi tiếng về vùng cây ăn trái đặc sản của huyện Cầu Kè nói riêng, tỉnh Trà Vinh nói chung. Hàng năm, trong các dịp tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) hay lễ Vu lan Thắng hội (tháng 7 âl); hàng ngàn du khách đến tham quan và thưởng thức đặc sản trái cây của cù lao Tân Qui và thỏa sức vui chơi, hái các trái cây ngay tại vườn và tắm bên dòng sông mát lạnh (Cồn Tiên)...

  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
  • Nhiều khó khăn trong khai thác biển mùa gió Nam
Tin Nổi Bật

Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT

Lãnh đạo Viettel Trà Vinh chúc mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Báo Trà Vinh

Đại hội Chi bộ Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tập trung ôn thi tốt nghiệp tại Trường THPT Hồ Thị Nhâm

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh thăm, chúc mừng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Trà Vinh chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có 124 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 105 xã và 19 phường

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.