01/02/2024 06:42
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cây ăn trái luôn chịu nhiều tác động của thị trường và thời tiết (khô hạn, mặn xâm nhập); với sự thích nghi linh hoạt và ứng dụng hiệu quả khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đã đem lại thành công liên tục gần 10 năm qua từ mô hình chuyên canh 04ha trồng nhãn theo quy trình khép kín của nhà vườn Nguyễn Lê Vinh. Qua đó, đem lại thu nhập ổn định trên 01 tỷ đồng/năm.
Chia sẻ với chúng tôi, nhà vườn Nguyễn Lê Vinh cho biết: từ năm 2014 - 2015, do tình hình bệnh chổi rồng trên cây nhãn da bò; gần 04ha diện tích trồng nhãn nằm ven Sông Hậu, được gia đình chuyển sang đầu tư trồng giống thanh nhãn và nhãn xuồng cơm vàng. Trong sản xuất, gia đình tập trung đầu tư toàn bộ hệ thống phun tưới nước chủ động, kết hợp với pha, phun thuốc, phân bón khép kín. Từ đó, hạn chế được tình trạng nước mặn khi lấn sâu từ vàm Cầu Quan lên tuyến Sông Hậu, không gây thiệt hại cho vườn cây.
Với giá nhãn được thương lái thu mua dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg; nhờ xử lý tốt về kỹ thuật trong khâu chăm sóc và quản lý vườn; bình quân năng suất nhãn của gia đình ông luôn đạt từ 10 - 12 tấn trái/ha.
Cũng theo nhà vườn Nguyễn Lê Vinh, do ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quản lý vườn nhãn, nên chi phí giảm rất lớn. Riêng chi phí nhân công hiện nay, mỗi vụ nhãn tiết kiệm từ 15 - 20 triệu đồng (các khâu bón phân, bơm tát…) và giúp nhà vườn chủ động mùa vụ… Từ đó, giá trị mang lại từ nhãn rất cao, ổn định và giảm chi phí sản xuất chỉ chiếm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg nhãn; với sản lượng từ 42 - 45 tấn nhãn/04ha, hàng năm ông Vinh thu nhập trên 01 tỷ đồng.
Cá bông lau là loài cá nước lợ cho thịt ngon, ngọt và có giá trị dinh dưỡng rất cao; hiện nay, cá bông lau đang được người tiêu dùng và các nhà hàng ưa chuộng. Nhiều món ngon được chế biến từ cá bông lau, như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ… Tuy nhiên, do cá bông lau chỉ xuất hiện chủ yếu tại các vùng nước “tranh chấp” mặn - ngọt ở khu vực Sông Hậu (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) từ tháng Giêng đến tháng 3, 4 âm lịch hàng năm.
Ông Dương Văn Kiệt, ngụ ấp Kênh Đào, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải là người nuôi cá bông lau có diện tích và số lượng thả giống cao nhất của huyện Duyên Hải.
Ông Kiệt cho biết: trước đây gia đình chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao; thường xuyên bị rủi ro và hiệu quả mang lại không cao. Năm 2020 - 2021, gia đình quyết định chuyển 05 ao tôm sang nuôi cá bông lau. Vụ đầu ông thả nuôi 20.000 con cá giống, với giá cá thương lái thu mua dao động 125.000 - 130.000 đồng/kg.
Do đây là giống cá tự nhiên, chưa lai tạo được nên phụ thuộc vào nguồn cá con bắt ngoài tự nhiên. Để cá phát triển tốt, khi đưa vào nuôi trong ao tôm, ao nuôi cần cải tạo độ sâu đảm bảo từ 2,5m trở lên; mật độ nuôi bình quân 01 con/m² và độ mặn của nước từ 0‰ đến dưới 10‰.
Cũng theo ông Dương Văn Kiệt, với mật độ thả nuôi 10.000 con cá giống/ha; riêng chi phí đầu tư mua con giống trên 150 triệu đồng, hệ số thức ăn dao động từ 2.0 - 2.2/01kg cá thương phẩm (khoảng 25.000 đồng/kg thức ăn), tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ 30 - 35% và thời gian nuôi từ 14 - 15 tháng, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 02kg/con. Chi phí đầu tư nuôi chiếm khoảng 45 - 50%/kg cá thương phẩm; vì vậy, nuôi cá bông lau cần nguồn vốn lưu động khá lớn, do đó, phải có nguồn lực mạnh mới dám nuôi dù lợi nhuận mang lại rất cao. Vụ nuôi năm đầu tiên (2021 - 2022) gia đình thu nhập trên 01 tỷ đồng; hiện nay, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch vụ cá thứ 2.
Với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi dê, nông dân Nguyễn Hữu Ý, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành đem lại thu nhập cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm với tổng đàn dê nuôi gần 100 con. Để phát triển và duy trì đàn dê hiện có, anh tận dụng gần 2,3ha đất vườn dừa xen trồng cỏ. Ngoài ra, anh còn đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng khu nuôi dê khép kín để thuận lợi trong khâu chăm sóc và quản lý.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Ý còn mạnh dạn chuyển giao mô hình nuôi dê nhốt chuồng và xây dựng chuỗi liên kết với các hộ nuôi trên địa bàn xã thông qua việc phát triển, nâng mô hình nuôi từ tổ hợp tác lên Hợp tác xã chăn nuôi Thuận Phát (thành lập và đi vào hoạt động ngày 30/9/2023), với 30 thành viên, tổng đàn trên 400 dê sinh sản.
Anh Nguyễn Hữu Ý chia sẻ: nghề nuôi dê khá phù hợp với điều kiện của người dân ở địa phương và tận dụng được nguồn thức ăn xanh rất phong phú, đa dạng hiện có tại địa phương. Gia đình đang phát triển đàn dê gần 100 con theo hướng nhốt chuồng, chỉ sau 06 tháng nuôi, dê nái bắt đầu sinh sản và trung bình mỗi dê nái cho 02 - 03 dê con. Với giá dê hơi hiện nay khoảng 70.000 đồng/kg (trước tháng 5/2023 dao động 80.000 - 120.000 đồng/kg dê hơi); cho nên mỗi con dê con sau 06 tháng nuôi, người nuôi thu nhập khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/con.
Cũng theo anh Nguyễn Hữu Ý, tại buổi ra mắt HTX, anh được Đại hội xã viên bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX chăn nuôi Thuận Phát. Trong hoạch định phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, HTX sẽ tập trung hướng đến xây dựng sản phẩm cung cấp thịt dê sạch, an toàn, chất lượng và liên kết với thành viên, người nuôi từ lúc cung ứng con giống, đến thu mua và tiêu thụ thịt dê. Trong đó, sẽ định hướng đầu tư chuyên nuôi dê sinh sản cho 10 thành viên để tạo nguồn cung ứng con giống chất lượng cho các hộ nuôi.
Cùng với đó, các thành viên còn lại sẽ tham gia các khâu nuôi dê thịt kết hợp dê sinh sản nhằm cung cấp nguồn dê hơi lại cho hợp tác xã theo liên kết. Đồng thời, hợp tác xã sẽ liên kết với đại lý thức ăn chăn nuôi cung cấp phẩm, thuốc thú y cho cho hộ nuôi dê.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Theo hội viên nông dân Thạch Ri, khi được Hội Nông dân xã vận động tham gia mô hình trồng màu có liên kết, đa số nông dân rất phấn khởi vì trong sản xuất, nông dân dự toán được hiệu quả kinh tế; đồng thời được doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật nên đạt năng suất cao...