• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Năm, ngày 17/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Linh: Hướng đến mô hình sản xuất khép kín trên cây dược liệu quý

31/12/2021 08:27

Có thể nói, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và được các hợp tác xã (HTX) lựa chọn đầu tư để tạo hướng đi mới, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên HTX.

 

HTX nông nghiệp Nhật Linh (xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang) được thành lập và hoạt động chưa tròn 03 năm chuyên về sản xuất rau màu. Năm 2020-2021, HTX đã mạnh dạn vừa kết hợp giữa sản xuất rau màu truyền thống với trồng, sản xuất cây dược liệu qúy (sâm Bố chính) theo hướng khép kín (trồng - sơ chế - sản phẩm) để cung ứng trực tiếp ra thị trường… hứa hẹn hướng đi mới đầy triển vọng trong thị trường dược liệu.

Mô hình trồng sâm Bố chính tại HTX nông nghiệp Nhật Linh (sâm Bố chính 10 ngày tuổi).

 

Bà Phạm Thùy Linh, Giám đốc HTX nông nghiệp Nhật Linh chia sẻ: định hướng của HTX là sẽ tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo hình thức sản xuất an toàn, có giá trị kinh tế cao nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp thu mua ngoài tỉnh và sản xuất ra thành phẩm ngay tại địa phương. Bên cạnh sản xuất cây màu truyền thống, việc HTX hướng đến trồng cây sâm Bố chính bước đầu gặt hái thành công. Giá trị kinh tế của cây dược liệu này mang lại rất cao và phù hợp với các vùng đất cằn cỗi, đất triền giồng hay cát pha. Do HTX tự vươn lên bằng nội lực của mình, nên đang gặp nhiều khó khăn và đây là cây dược liệu tương đối mới mẽ, nên lúc đầu thành viên trong HTX và nông dân còn e ngại. Hiện nay, mô hình trồng cây dược liệu (sâm Bố Chính) đã từng bước được nông dân đón nhận để liên kết với HTX.

Vụ sản xuất sâm Bố chính đầu tiên (niên vụ 2020 - 2021) được HTX thực hiện trên diện tích 0,3ha. Sau thời gian trồng đến thu hoạch khoảng 10 tháng, bình quân cho năng suất 05 - 06 tấn củ/ha. Với giá sâm đang được HTX thu mua trực tiếp 100.000 đồng/kg củ và 20.000 đồng/kg lá sâm. Cây sâm sau 04 - 05 tháng trồng tiến hành thu hoạch 01 tháng/đợt; trung bình năng suất lá thu được khoảng 100-110kg/tháng/0,1ha. Trong năm 2022, HTX đang liên kết và hỗ trợ cho nông dân trong xã triển khai trồng khoảng 0,5ha sâm Bố chính để làm nguồn nguyên liệu.

Củ sâm Bố chính (11 tháng tuổi) được HTX nông nghiệp Nhật Linh thu hoạch trong vụ sâm năm 2020.

 

Tận dụng và khai thác hiệu quả việc đa dạng cây trồng đối với các vùng đất kém hiệu quả để trồng cây dược liệu quý đang là hướng đi mới của nhiều tỉnh thành trong nước. Do đó, muốn phát triển sản phẩm sâm Bố chính sản xuất theo hướng khép kín “trồng - thu mua - sơ chế” đòi hỏi cần có sự vào cuộc hỗ trợ của tỉnh, huyện để HTX nông nghiệp Nhật Linh sớm tiếp cận các nguồn vốn, chính sách và ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân và thành viên HTX. Đây cũng là một trong những mô hình xóa nghèo, làm giàu cần khuyến khích, nhân rộng và góp phần làm đa dạng thêm sản phẩm công nghiệp nông thôn trong thời gian tới của địa phương.

Cũng theo bà Phạm Thùy Linh, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây sâm Bố chính, năm 2020, HTX nông nghiệp Nhật Linh sau khi mua nguyên liệu của nông dân về để sản xuất sâm ngâm rượu; hoặc cung ứng củ sâm tươi để cho khách hàng về sơ chế theo nhu cầu. Năm 2021, HTX đang xây dựng nhà sơ chế (diện tích 50m2) do thành viên cho mượn đất để sản xuất thêm sản phẩm trà sâm (hộp giấy) và trà sâm túi nhựa; thời gian tới sẽ hướng đến sản xuất nước uống sâm tươi từ cây sâm Bố chính. Do nguồn vốn đầu tư khá cao (gần 120 triệu đồng) để hoàn thiện quy trình sản xuất (đóng gói, sấy, mã vạch…), trước mắt, HTX sản xuất thủ công và tự đầu tư, trang bị máy móc theo khả năng nguồn vốn của HTX.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

TIN CÙNG MỤC

Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Trong sản xuất nông nghiệp trước những bất lợi do biến đổi khí hậu (BĐKH), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tiên tiến sẽ giúp nông dân sản xuất vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, góp phần giảm thiểu các rủi ro từ BĐKH như sâu bệnh, thiếu nước ngọt, khô hạn...

  • Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui
  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.