23/05/2024 08:57
Mô hình nuôi chim cút thương phẩm của ông Nguyễn Văn Ngươn.
Năm 2020, sau khi tham gia tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật do xã Mỹ Cẩm tổ chức, ông Ngươn tìm hiểu thêm ở báo, đài… sau đó, ông quyết định chọn mô hình “Nuôi chim cút thương phẩm” để phát triển kinh tế gia đình.
Ban đầu ông Ngươn nuôi thí điểm 2.000 con cút thịt. Sau 25 - 30 ngày tuổi ông xuất chuồng, bán với giá trên 12.000 đồng/con, trừ chi phí thu lãi gần 03 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông mạnh dạn xây dựng chuồng trại rộng 50m2, thả nuôi 5.000 con cút thịt và nuôi thêm 2.000 cút lấy trứng, thu lợi nhuận từ mô hình này 160 triệu đồng/năm.
Với đặc tính là loài vật dễ nuôi, chim cút có sức đề kháng tốt, vốn đầu tư thấp, thu hồi nhanh mang lại hiệu quả cao. Khi nuôi chim cút, đòi hỏi người nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nhiệt độ thích hợp chim cút phát triển tốt trong khoảng 20 - 300C. Sử dụng men vi sinh cần trộn vào thức ăn, pha vào nước uống nhằm tác động vào quá trình tăng trưởng của chim cút.
Hiện nay ông Nguyễn Văn Ngươn nhân rộng mô hình nuôi chim cút thương phẩm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hỗ trợ con giống, kỹ thuật, phòng trị bệnh... nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo trong huyện có điều kiện tăng thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân huyện Càng Long hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện Càng Long đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.
Bài, ảnh: ĐỒNG TÂM
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống và sản xuất của người dân do như mưa lũ, khô hạn, mặn xâm nhập, sạt lở... Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của BĐKH gây ra, với tình trạng nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa, áp lực dịch bệnh lên cây trồng, tác động không nhỏ đến các hợp tác xã nông nghiệp (HTX) trên địa bàn tỉnh, dẫn đến năng suất, chất lượng đầu ra sản phẩm chưa cao, tăng chi phí canh tác.