• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 07/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Chuyển đổi đất mía sang cây trồng khác: Chưa bền vững, thiếu liên kết

01/06/2021 08:41

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Trà Cú cho biết, đến cuối tháng 5/2021, diện tích mía trên địa bàn huyện xuống giống được gần 1.000ha; từ năm 2017 đến nay, huyện Trà Cú có 3.000ha mía được nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác và nuôi thủy sản. Tuy nhiên, do chuyển đổi diện tích phần lớn nhỏ lẻ, manh mún... từ đó, hiệu quả kinh tế mang lại trên các diện tích chuyển đổi chưa bền vững, chưa xây dựng được chuỗi liên kết đầu ra của các sản phẩm sau chuyển đổi.

Nông dân Thạch Sóc, ấp Xoài Thum, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú (phải) trao đổi về mô hình chuyển đổi 0,35ha đất trồng mía sang trồng màu, cho thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Phần lớn các diện tích mía chuyển đổi tập trung nhiều trong nuôi thủy sản (cá lóc, tôm thẻ chân trắng…) nằm trên địa bàn các xã Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Định An; diện tích chuyển đổi sang trồng màu và sản xuất lúa tập trung ở các xã Hàm Giang, Hàm Tân, Lưu Nghiệp Anh, Tân Sơn, Ngãi Xuyên… Những tháng đầu năm 2021, nhiều diện tích nuôi cá lóc cũng như cây màu ở huyện Trà Cú vào thu hoạch, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nên giá trị kinh tế mang lại không cao. Theo đó, toàn huyện đã xuống giống vụ màu đông - xuân gần 4.000ha/6.180ha màu các loại và nuôi 427,75ha thủy sản (tôm sú 82,6ha/153 hộ, đạt 165,2% so kế hoạch (50ha); tôm thẻ chân trắng 280,95ha/1.578 hộ, đạt 75,93% so kế hoạch (370ha), cá lóc 60,6ha/281 hộ... ).

Ông Thạch Ma Ly, ấp Bãi Xào Chót, xã Kim Sơn cho biết: vụ mía năm 2021, nông dân trong ấp đã chuyển đổi hơn 12ha sang nuôi thủy sản và trồng 01 lúa + 01 vụ màu (bắp lai), hiện diện tích mía của ấp còn khoảng 40ha. Các diện tích sau khi chuyển đổi sang các cây trồng khác đều mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với cây mía. Tuy nhiên, nông dân luôn phụ thuộc vào thị trường, sản phẩm nông sản và thủy sản được sản xuất trên đất trồng mía chuyển đổi sang, chưa liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua… từ đó, nông dân thường gặp cảnh “được mùa, mất giá”. Riêng diện tích nuôi thủy sản, được chuyển đổi trên đất mía từ năm 2017 đến nay khoảng 20ha, chủ yếu nuôi cá lóc và tôm thẻ, liên tiếp 03 năm qua giá cá lóc luôn bấp bênh và xuống thấp nên người nuôi gặp nhiều khó khăn, thua lỗ. Vụ màu năm 2021, nông dân ấp Bãi Xào Chót xuống giống 20ha bắp lai theo mô hình 01 lúa + 01 vụ màu, chủ yếu do thương lái liên kết với nông dân theo hình thức “tay đôi”.

Trở lại thăm vùng trọng điểm trồng mía xã Lưu Nghiệp Anh, vụ mía 2020 - 2021 diện tích giảm còn khoảng 350ha, thời điểm cao nhất, diện tích trồng mía của xã đạt trên 1.300ha. Nói về những khó khăn trong chuyển đổi từ đất trồng mía sang cây trồng khác trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh cho biết: phần lớn diện tích chuyển đổi chưa có hệ thống đê bao khép kín và bị ảnh hưởng mặn xâm nhập qua vàm Trà Cú.

Từ năm 2019, diện tích mía chuyển sang trồng lúa phát triển khá mạnh, tương đối ổn định và giá trị kinh tế mang lại bền vững hơn; ít chịu tác động của thị trường… Tuy nhiên, do đặc điểm về địa hình tiếp giáp với vàm Trà Cú và thường chịu ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập nên chỉ sản xuất vụ lúa vào mùa mưa, hiện nay diện tích lúa của xã trên 500ha. Đối với các diện tích chuyển đổi từ cây mía, địa phương cũng gặp không ít khó khăn do sản xuất manh mún, chưa được hỗ trợ của Nhà nước trong chuyển đổi từ đất mía. Đồng thời, tính liên kết theo chuỗi đối với các sản phẩm nông nghiệp trong vùng chuyển đổi trên đất mía gặp khó khi doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã chưa mạnh dạn đầu tư…

Cũng theo ông Huỳnh Văn Thảo, để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế và tính bền vững sau khi chuyển đổi các diện tích mía sang các cây trồng khác và thủy sản, về lâu dài cần đầu tư đồng bộ (hệ thống thủy lợi khép kín cho các vùng chuyển đổi); đưa vào quy hoạch chuyển đổi sản xuất. Trong này, tỉnh, huyện cần tác động các nguồn vốn, chính sách cho người dân trong các vùng chuyển đổi từ đất trồng mía sang; tạo chuỗi liên kết và quy hoạch tập trung để kêu gọi doanh nghiệp, cơ sở đầu tư vào...

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

 

Tin liên quan

Niên vụ mía 2020-2021: Nông dân lợi nhuận từ 20-30 triệu đồng/ha

09/04/2021 16:52

Nông dân đang vào vụ thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2020-2021. Điều đáng phấn khởi là năm nay, giá mía tăng nên người trồng mía trên địa bàn tỉnh có lợi nhuận từ 20-30 triệu đồng/ha.

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi diện tích trồng mía kém hiệu quả

26/02/2021 07:34

năm 2020, huyện Trà Cú đã chuyển đổi hơn 950ha mía sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản.

TIN CÙNG MỤC

Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Trong sản xuất nông nghiệp trước những bất lợi do biến đổi khí hậu (BĐKH), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tiên tiến sẽ giúp nông dân sản xuất vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, góp phần giảm thiểu các rủi ro từ BĐKH như sâu bệnh, thiếu nước ngọt, khô hạn...

  • Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui
  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.