29/08/2024 17:50
Đại biểu tham quan mô hình sản xuất lúa tại HTX nông nghiệp Phước Hảo.
Sáng ngày 29/8, tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Trà Vinh tổ chức cuộc họp nhân rộng mô hình sản xuất lúa vụ thu - đông và đông - xuân năm 2024 - 2025 theo Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Đề án) cho các địa phương đăng ký.
Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh dự và chủ trì cuộc họp; cùng tham gia có lãnh đạo UBND huyện Tiểu Cần, Châu Thành, Phòng NN-PTNT và các HTX nông nghiệp của 06 huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú và Càng Long.
Qua thực hiện 02 mô hình điểm của Bộ NN-PTNT triển khai tại HTX nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo và HTX nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành) được đại biểu quan tâm, khi tham quan thực tế tại đồng ruộng của HTX nông nghiệp Phước Hảo; năng suất tăng từ 05-06% so với ngoài mô hình; lợi nhuận tăng thêm 20 - 25%.
Đại diện phòng NN-PTNT huyện Châu Thành ký kết với các doanh nghiệp trong hỗ trợ cho vụ lúa thu-đông.
Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: từ 02 mô hình điểm đã triển khai theo Đề án; ngoài tăng hiệu quả kinh tế, còn giảm lượng khí phát thải 20-30% so ngoài mô hình, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng bền vững. Xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải của tỉnh Trà Vinh, góp phần tăng giá trị ngành lúa gạo của tỉnh; tạo cho nông dân quen hướng sản xuất thay đổi phương thức truyền thống.
Thực hiện sản xuất lúa theo Đề án, trong vụ lúa thu - đông 2024 có 13 HTX đăng ký tham gia, với diện tích 50ha/HTX (ngoài duy trì 02 mô hình điểm của Bộ NN-PTNT).
Cụ thể, huyện Châu Thành: HTX là Phú Mỹ Châu và Châu Hưng, huyện Cầu Ngang: HTX Long Thành (xã Nhị Trường), HTX Kim Hòa (xã Kim Hòa); huyện Trà Cú: HTX nông nghiệp Long Hiệp (xã Long Hiệp); HTX nông nghiệp Phước Hưng (xã Phước Hưng); huyện Tiểu Cần: HTX nông nghiệp Phú Cần (xã Phú Cần); HTX nông nghiệp Rạch Lọp (xã Tân Hùng); HTX nông nghiệp Thạnh Trung (xã Hiếu Trung); huyện Cầu Kè: HTX nông nghiệp Dân Tiến (xã Phong Phú); HTX nông nghiệp Việt Thành (xã Hòa Ân); huyện Càng Long: HTX nông nghiệp An Thạnh (xã Tân Bình); HTX nông nghiệp Thành Đạt (xã Huyền Hội).
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Qua 100 năm kể từ khi cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam bén rễ ở vùng đất Cầu Kè, loại dừa độc đáo này đã khẳng định được vị thế, trở thành “ông hoàng” đặc sản của tỉnh, cho giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Nhờ đặc tính kén thổ nhưỡng và hiếm quả, rất khó cho quả sáp ở những vùng đất khác, nên Trà Vinh được mệnh danh là “thủ phủ dừa sáp”. Với tiềm năng, thế mạnh đó, tỉnh đang tập trung nâng cấp chuỗi giá trị dừa sáp để ngành hàng này phát triển bền vững.