09/08/2024 07:02
Du khách tham quan, tìm hiểu về đặc sản dừa sáp Cầu Kè tại vườn dừa sáp Ba Thúy, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
Qua đó, đã tác động tích cực với việc nâng cao thương hiệu và giá trị từ trái cây đặc sản dừa sáp được chế biến sâu. Tạo vùng nguyên liệu ổn định và chất lượng cao từ tuyển chọn, phát triển vườn mang tính chuyên canh về cây dừa sáp.
Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã tập trung triển khai Đề tài “Thiết kế chế tạo thiết bị xác định tỷ lệ sáp trong trái dừa”, giai đoạn 2019 - 2021, kinh phí 469 triệu đồng, do Trường Đại học Trà Vinh thực hiện. Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất mứt dừa sáp” năm 2019 cho cơ sở kinh doanh mứt dừa sáp Cẩm Hằng của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Cẩm thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè đã đầu tư hệ thống thiết bị sấy, đóng gói, mã vạch và hút chân không. Đề án hỗ trợ máy đóng gói kẹo viên cho Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè) tổng vốn đầu tư 174,9 triệu đồng (trong đó, vốn khuyến công địa phương hỗ trợ 87 triệu đồng).
Đề tài cấp cơ sở “Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất dừa sáp từ mô hình trồng dừa sáp cấy phôi tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” từ dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, do Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ chủ trì thực hiện; thời gian thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2025; tổng kinh phí 440,9 triệu đồng. Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho dừa sáp tỉnh Trà Vinh…
Ông Trần Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Dừa sáp Cầu Kè chia sẻ: trước đây, người tiêu dùng chỉ biết về trái dừa sáp và sử dụng khi chế biến chỉ dừng lại ở việc làm mứt, sinh tố… Từ năm 2020, Công ty được thành lập và đi vào hoạt động, đã đồng hành cùng nông dân trong việc quảng bá, đưa giá trị dừa sáp vươn xa qua việc dầu tư thiết bị máy móc để thực hiện chế biến sâu từ trái dừa sáp.
Hiện nay, Công ty có 16 sản phẩm từ dừa sáp; trong đó, có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (09 sản phẩm 4 sao cấp tỉnh và 01 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia: dừa sáp sợi). Năm 2021, lần đầu tiên sản phẩm chế biến từ dừa sáp Vicosap xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tháng 12/2023 và tháng 7/2024, sản phẩm kẹo dừa sáp Vicosap được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nước Anh, Mỹ.
Đồng chí Phạm Văn Kha, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết: thông qua các chính sách hỗ trợ được UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai như: Nghị quyết số 03/NQ-HĐND về hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 98/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh trên cây dừa sáp… Đồng thời huyện tập trung quy hoạch lại vùng chuyên trồng dừa sáp tập trung chủ yếu các xã Hòa Tân, Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Hòa Ân; xây dựng thực hiện mã số vùng trồng và VietGAP trên cây dừa sáp cho Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân.
Với các chính sách hỗ trợ cho người trồng dừa sáp, đã góp phần phát triển diện tích dừa sáp trên địa bàn Cầu Kè; hiện toàn huyện có 2.034 hộ trồng dừa sáp trên diện tích 1.145,7ha/171.468 cây; tập trung ở các xã Hòa Tân 480ha, Châu Điền 239ha Hòa Ân 139ha, Thông Hòa 85ha, Tam Ngãi 83ha, An Phú Tân 51ha... Sản lượng dừa sáp trung bình hàng năm trên 03 triệu trái; hiệu quả kinh tế hàng năm mang lại tăng gấp 03 - 04 so với trồng dừa thường. Đồng thời, tận dụng được đất giồng cát để trồng dứa sáp mang lại thu nhập cao cho người dân, đặc biệt cho người dân đồng bào Khmer.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Hiệp Thạnh là 01 trong 05 xã của thị xã Duyên Hải, có 03 ấp: ấp Bào, Cây Da và ấp Chợ, có 1.135 hộ, với 4.542 nhân khẩu; thế mạnh về kinh tế là ngành thủy sản. Xác định nâng cao thu nhập cho người dân, có tác động tích cực đến các tiêu chí XDNTM, xã Hiệp Thạnh tập trung khai thác thế mạnh và tiềm năng, trong đó, tập trung ngành thủy sản để nâng cao mức thu nhập cho người dân.