14/12/2022 15:37
Các sản phẩm rau màu an toàn do nông dân Trà Vinh sản xuất được Sở Công Thương hỗ trợ trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung cầu nông sản với các tỉnh, thành.
Giai đoạn này tỉnh đặt mục tiêu diện tích trồng trọt, nuôi thủy sản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP (hoặc tương đương) tăng 5%/năm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10%/năm…
Giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh tiếp tục duy trì 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; các mục tiêu còn lại phấn đấu tăng thêm 05%.
Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng, chợ bán lẻ nông, lâm, thủy sản, hoàn thiện chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản.
Tỉnh phối hợp với các viện, trường, trung tâm khuyến nông và các tổ chức nghiên cứu khoa học để chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Đồng thời phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin kịp thời các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm tại các thị trường trong và ngoài nước để người sản xuất và tiêu dùng nắm rõ, hiểu và làm đúng, qua đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao uy tín và kết nối cung cầu nông sản Việt.
Cùng với đó, tăng cường thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Mỗi năm, tỉnh Trà Vinh có khoảng 74.000ha đất sản xuất 03 vụ lúa, hơn 26.000ha trồng màu, cây công nghiệp và hơn 35.000ha nuôi trồng thủy sản. Phát triển nền nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người người tiêu dùng. Nhưng đến nay, diện tích sản xuất theo chuẩn an toàn ở Trà Vinh vẫn còn khá khiêm tốn.
Để khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ quy trình VietGAP cho các tổ chức, cá nhân, như hỗ trợ 100% kinh phí xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất theo chuẩn VietGAP, thuê tư vấn, đào tạo cán bộ, người lao động tại cơ sở sản xuất, thuê tổ chức đánh giá, chứng nhận… hỗ trợ 50% kinh phí mua trang thiết bị sơ chế, bảo quản.
Đối với các sản phẩm trồng trọt, tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mua máy bơm tự động và thiết bị cảm biến mực nước; hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà lưới, rau thủy canh… Với sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống và 30% kinh phí xây dựng, cải tạo ao nuôi, kho chứa nguyên liệu và thức ăn, chứa dụng cụ chăn nuôi, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống...
Tỉnh cũng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chi phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem với mức 17 triệu đồng/ha. Đặc biệt, tỉnh hỗ trợ chi phí xây dựng mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn với mức 50 triệu đồng/cửa hàng.
Năm 2023, tỉnh Trà Vinh bố trí trên 23,5 tỷ đồng để hỗ trợ 242 cơ sở trong tỉnh thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và 53 cơ sở sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
Bài, ảnh: THANH HÒA
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.