03/11/2024 17:24
Theo đó, tỉnh có 09 vùng trồng dừa với tổng diện tích trên 1.240ha và 02 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số xuất khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
Một vườn dừa 03ha ở huyện Cầu Kè.
02 cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu là Chi nhánh Công ty Cổ phần Zaria Xanh (xã Phong Phú, huyện Cầu Kè) và Chi nhánh Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Ecotech Việt Nam (xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành).
Hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh đang tích cực hướng dẫn các đơn vị đã có mã số được GACC phê duyệt tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu, yêu cầu cơ sở đóng gói thực hiện kiểm tra lô hàng trước khi xuất khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm, không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật theo quy định của Trung Quốc.
Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh Trần Trường Giang cho biết: hiện nay, tỉnh Trà Vinh cũng đang đề nghị Cục Bảo vệ thực vật xem xét, đàm phán với nước nhập khẩu (Trung Quốc) để tiếp tục cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đối với 08 vùng trồng dừa của hơn 1.000 hộ dân ở xã Long Thới, huyện Tiểu Cần trên tổng diện tích hơn 450ha.
Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 90.000 hộ trồng dừa trên 27.390ha với gần 07 triệu cây; tập trung nhiều nhất ở huyện Càng Long, Tiểu Cần và Cầu Kè.
Dừa là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, được UBND tỉnh thực hiện chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nhiều năm qua. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh cũng đang xét duyệt để triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ về "Xây dựng bản đồ phân bố không gian, ước lượng carbon và khả năng hấp thụ CO2 trên sinh khối cây dừa tỉnh Trà Vinh", từng bước hướng đến tham gia vào thị trường carbon của ngành hàng này.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Phát huy thế mạnh về đặc điểm của vùng sản xuất ven biển, những năm qua, chị Trương Thị Cúc, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi dê nhốt chuồng và trồng rừng kết hợp thả nuôi cua biển, tôm luân canh. Hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 03-05 lần so với chi phí đầu tư...