• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 21/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Trà Đét, vùng quê đang đổi mới

05/07/2021 05:20

Ông Lâm Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành khẳng định: Nguyệt Hóa có 06 ấp, với hơn 2.000 hộ và hơn 8.000 nhân khẩu. Sau thời gian nỗ lực, cũng như sự hỗ trợ giúp đỡ từ các cấp, các ngành; từ tỉnh đến huyện, nên Nguyệt Hóa được công nhận xã văn hóa – nông thôn mới (VH-NTM) vào năm 2020. Từ đó, Nguyệt Hóa tập trung thực hiện nâng cao các tiêu chí, nhằm hướng đến hoàn thành xã VH-NTM nâng cao vào cuối năm 2025.

 

Những tuyến đường đal len lỏi trong ấp Trà Đét, xã Nguyệt Hóa giúp nông dân vừa đi lại vừa vận chuyển nông sản tiêu thụ dễ dàng.

Với nhiệm vụ đặt ra và mục tiêu đó, bằng đặc thù, thế mạnh và tiềm năng của từng ấp, Trà Đét tập trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng phù hợp, nâng cao mức sống cho người dân… trở thành một trong những ấp đi đúng hướng, phát triển mạnh về kinh tế.

Theo ông Nguyễn Hồng Phẩm, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Nhân dân ấp Trà Đét: ấp có thế mạnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nâng nhanh về giá trị sử dụng đất. Nhớ lại những ngày đầu thực hiện Quyết định số 2368/QĐ-UBND, ngày 13/12/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, một số nông dân ở đây tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm. Lúc đầu một vài hộ, nhưng chỉ sau thời gian ngắn, cây thanh long trở thành cây trồng mới, chủ lực, cho nguồn thu nhập cao. Đồng thời, diện tích thanh long phát triển mạnh, đưa kinh tế vườn của ấp tăng đáng kể.

Được biết, ấp Trà Đét có 206 hộ, với 920 nhân khẩu, diện tích đất vườn hiện có 153ha. Trong đó, có khoảng 90ha là thanh long, còn lại là dừa, các loại cây có múi khác. Năm 2020, khi thực hiện khảo sát, đánh giá giá trị cây trồng, làm cơ sở đề nghị công nhận xã VH-NTM, thì diện tích vườn của người dân Trà Đét đạt bình quân 380 triệu đồng/ha/năm đối với thanh long và gần 500 triệu đồng/ha/năm đối với bưởi da xanh. Ông Nguyễn Hồng Phẩm phân tích: giá thanh long bình quân 15.000 đồng/kg, mỗi trụ thanh long có sản lượng bình quân 20kg/năm, thanh long trồng bình quân khoảng 1.200 trụ/ha. Như vậy, nông dân thu nhập 300.000 đồng/trụ/năm, với 1.200 trụ/ha, sẽ cho thu nhập 360 triệu đồng/ha/năm. Cứ thế, có thời điểm thanh long xuất khẩu, nên giá bình quân từ 35.000-40.000 đồng/kg, nông dân có lợi nhuận nhiều hơn…

Riêng bưởi da xanh của nông dân trên địa bàn ấp Trà Đét, phần lớn có được từ cải tạo, trồng mới gần đây và đang trong giai đoạn cho trái, nên năng suất, sản lượng rất cao. Từ đó, bưởi da xanh cao và bền vững hơn so với thanh long. Riêng gia đình của ông Nguyễn Hồng Phẩm, có 1,2ha bưởi da xanh, đầu năm 2020, giá bưởi da xanh đạt gần 40.000 đồng/kg, loại đạt từ 01kg/trái trở lên, giá hơn 40.000 đồng/kg. Nhờ đó, năm 2020, với diện tích bưởi da xanh của gia đình, ông Nguyễn Hồng Phẩm thu nhập gần 01 tỷ đồng. Riêng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên bưởi chỉ tiêu thụ nội địa, không phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ khách du lịch, nên thu nhập giảm, khoảng 500 triệu đồng.

Có thể nói: nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng, nên cuộc sống của người dân Trà Đét đang “ăn nên làm ra”. Ông Nguyễn Hồng Phẩm khẳng định: hiện nay, trên địa bàn ấp, tổng thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên khoảng 20/206 hộ; từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/năm khoảng 50 hộ và từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/năm khoảng 100 hộ; số hộ còn lại có thu nhập nhưng thấp. Ấp Trà Đét duy nhất chỉ còn 01 hộ nghèo, do rủi ro trong sản xuất. Trường hợp này, Chi bộ, các đoàn thể đã có kế hoạch hỗ trợ từ đầu năm 2020 đến nay, dự kiến cuối năm 2021, sẽ xem xét xóa nghèo. Trước hoàn cảnh hộ nghèo này, ấp đã vận động hỗ trợ nhà tình thương, nhằm “an cư lạc nghiệp”; đồng thời, tranh thủ từ nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, giúp hộ vay 15 triệu đồng để nuôi bò, cùng với vốn tự có, nay đàn bò đã có 03 con, mức sống dần ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thanh long, trên địa bàn ấp đã có doanh nghiệp thu mua thanh long trái Tân Thiên Phát, nằm trên trục đường chính của ấp. Nhờ đó, người dân khi thu hoạch thanh long, vận chuyển nhanh và hạn chế chi phí. Mặt khác, sau khi tỉnh đưa vào sử dụng tuyến đường thuộc Dự án hạ tầng thiết yếu phục vụ vườn cây ăn trái các huyện Càng Long, Châu Thành và thành phố Trà Vinh, Trà Đét có nhiều thuận lợi hơn về giao thông. Theo đó, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã Nguyệt Hóa, sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, trên địa bàn Trà Đét cũng như người dân, đã triển khai nhiều tuyến đường đal nội ấp, giúp người dân đi lại dễ dàng, vận chuyển các mặt hàng nông sản thuận lợi, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên giá trị và hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích đất ở Trà Đét nâng lên rõ rệt hàng năm, mức sống vật chất, tinh thần của người dân tăng theo. Đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND và sự vào cuộc tích cực của các đoàn thể, sự nỗ lực vươn lên của người dân, từ định hướng, quy hoạch, triển khai thực hiện, giải quyết đầu ra sản phẩm… Trà Đét thật sự đã thay da, đổi thịt, vươn lên phát triển từng ngày. Trở thành một trong những địa phương vùng ven thành phố Trà Vinh phát triển toàn diện.  

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.