05/12/2022 13:24
Đồng chí Trần Văn Đồng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú thông tin: năm 2022, sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã tăng giá trị sản xuất lên gấp 1,5 - 02 lần so với trước đây. Có nhiều mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như trồng bắp giống, lúa ST25, đậu phộng...
Tổng diện tích đất được chuyển đổi năm 2022 hơn 350ha (đất lúa kém hiệu quả và đất mía). Chủ yếu chuyển đổi sang trồng các loại màu: bắp 102,4ha, đậu phộng 15,5ha, rau củ quả 52,15ha, nuôi thủy sản 55ha và dừa 63,35ha, trồng cỏ 22,7ha... Giá trị mang lại sau chuyển đổi, đối với đất sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 133 triệu đồng/ha/năm và đất nuôi thủy sản đạt từ 250 - 350 triệu đồng/ha/năm.
Đối với các xã chủ yếu trồng mía trước đây đã chuyển sang nuôi thủy sản, như nuôi tôm càng xanh - lúa ở các xã Kim Sơn, Hàm Tân, Đại An và nuôi cá thát lát xen sặc rằn các xã An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh… hoặc tận dụng các diện tích mía sang trồng cỏ kết hợp nuôi bò và trồng 01 vụ lúa. Nông dân Kim Minh Lợi, ấp Trà Cú B, xã Kim Sơn phấn khởi cho biết: gia đình có 02ha đất trồng mía và đã chuyển sang nuôi thủy sản (tôm càng xanh) kết hợp với trồng lúa đặc sản. Hàng năm, thu nhập cao gấp 04 - 05 lần so với trồng mía trước đây.
Hệ thống các cống, kênh trục ở huyện Trà Cú được Nhà nước đầu tư phát huy hiệu quả trong chuyển đổi sản xuất của nông dân (Trong ảnh: Cống ấp Chợ Dưới, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú).
Năm 2022, tổng diện tích xuống giống các loại màu trên địa bàn huyện Trà Cú trên 9.880ha, đạt 110,18% so kế hoạch, sản lượng đạt 378.515 tấn, tăng 1.391 tấn so cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích tăng cao là do chuyển đổi từ đất mía, đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu như bắp: 1.232,46ha, rau các loại: 4.800,68ha, khoai lang: 302,92ha, khoai mì 235,98ha, đậu phộng: 256,85ha và cỏ 1.590ha...
Đối với thủy sản, tăng khá mạnh về sản lượng 55.282 tấn, đạt 127,9%, so kế hoạch tỉnh giao và diện tích thả nuôi 1.546ha/7.103hộ, đạt 109,6% so kế hoạch. Các đối tượng con nuôi tập trung nhiều là tôm thẻ chân trắng 820ha/3.645hộ, tôm sú 70ha/131hộ, cá lóc 447,5ha/1.780hộ, tôm càng xanh 48ha/119hộ và cua biển 34ha/88hộ.
Nông dân Trì Chí Khang, ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú chia sẻ: gia đình có 0,7ha đất trồng mía, từ năm 2019, gia đình chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh. Từ khi chuyển sang trồng lúa (giống lúa trung mùa Nàng Đỏ), mỗi năm sản xuất 01 vụ lúa + 01 vụ nuôi thủy sản; đạt năng suất khoảng 06 tấn/ha, gia đình lợi nhuận 35 - 40 triệu đồng/0,7ha/năm.
Cũng theo đồng chí Trần Văn Đồng, hiệu quả mang lại trong sản xuất là nhờ các công trình thủy lợi, đê bao phát huy hiệu quả trong chuyển đổi vùng sản xuất. Nông dân đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào canh tác và đưa các đối tượng con nuôi mới, chất lượng vào sản xuất.
Trong năm 2023, huyện tập trung phấn đấu đưa diện tích nuôi thủy sản đạt 1.500ha và sản lượng 48.325 tấn; trong đó, nuôi tôm, cá nước ngọt 250ha; vùng ngập mặn 1.250ha như tôm sú 50ha, tôm thẻ chân trắng 750ha, nuôi cua biển (chuyên canh và xen canh tôm sú) 50ha và cá lóc 400ha…
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.