• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 07/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung (Bài 2)

31/05/2024 10:45

Ông Lê Minh Tân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: sau khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương, việc tăng tỷ lệ sử dụng gạch không nung trong ngành vật liệu xây dựng so với gạch nung trên địa bàn tỉnh dần thay thế, nhất là đối với công trình có vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước.

 

Xem bài 1

Lò gạch đôi ở ấp Hạ, xã Đại Phước, huyện Càng Long.

 

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, với tốc độ phát triển đô thị rất nhanh vào thời điểm đó thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Theo đó, Sở Xây dựng hướng dẫn sử dụng vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh, kể từ năm 2013 các công trình xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước, bắt buộc sử dụng tối thiểu 50% và đến năm 2014, đạt 100% vật liệu xây không nung, từng bước đã đi vào khuôn khổ...

Để đáp ứng nhu cầu gạch không nung và đảm bảo lộ trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Trà Vinh (nay là Trung tân Khuyến công và Xúc tiến thương mại) đã hỗ trợ 240 triệu đồng cho Công ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Nhật Anh và Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Minh Thành (huyện Càng Long) cải tiến dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây trên địa bàn tỉnh. 

Trong quá trình chuyển đổi, các chủ lò, cơ sở sản xuất gạch gặp khó do không đủ nguồn vốn để đầu tư mua sắm máy móc công nghệ sản xuất gạch không nung. Để khắc phục những khó khăn, ngày 26/12/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 251/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi dây chuyền sản xuất gạch không nung nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội: sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất gạch nung bằng lò thủ công, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, hạn chế và đạt mục tiêu chấm dứt khai thác tài nguyên đất sét ở một số địa phương, bán đất ruộng để làm gạch. Đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh, 100% lò gạch nung đã ngưng hoạt động, phần lớn chuyển đổi ngành nghề khác.

Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBND, ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề khó là: quá trình triển khai thực hiện cần đồng bộ, nhất là các chính sách đi kèm, có kế hoạch giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở các lò gạch này vì có nguy cơ mất việc làm; nhiều chủ lò gạch sẽ không đủ năng lực tài chính để đầu tư thay đổi công nghệ... Đây là “bài toán khó” cần có giải pháp trong triển khai thực hiện. Trước nhất, trong quá trình vận động khuyến khích chuyển sang sản xuất gạch bằng công nghệ tuynel tỉnh sẽ không cấp phép cho các lò sản xuất gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò hoffman.

Để thực hiện đảm bảo lộ trình, các sở, ngành liên quan rà soát và tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch thủ công để chuyển sang công nghệ lò tuynel hoặc các công nghệ tiên tiến khác đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Phấn đấu đến năm 2015, chấm dứt hoạt động sản xuất đối với các cơ sở gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến; đến năm 2017, chấm dứt hoạt động sản xuất đối với các cơ sở gạch đất sét nung bằng lò đứng liên tục, lò vòng. Trên cơ sở đó, tạo lợi ích của việc chuyển đổi: tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để xóa bỏ 42 lò gạch hiện hữu với số tiền đầu tư của chủ cơ sở khoảng 09 tỷ đồng, số lao động đang làm việc tại các lò gạch sẽ bị giảm… nên gặp không ít khó khăn.

Theo đó, tỉnh triển khai 02 nhóm giải pháp để thực hiện: cơ chế, chính sách và khoa học công nghệ. Đối với cơ chế chính sách, Sở Công thương chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại sử dụng nguồn kinh phí khuyến công hàng năm để hỗ trợ cơ sở có nhu cầu chuyển đổi; tham mưu với UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù. Riêng nhóm các giải pháp về khoa học và công nghệ, khuyến khích các chủ cơ sở, lò gạch áp dụng công nghệ sản xuất theo hướng bền vững, nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú; không sử dụng nguyên liệu đốt và đất sét dẻo, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như xâm hại đến đất nông nghiệp.

Ngay sau khi triển khai, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở sản xuất gạch không nung xi măng - cốt liệu sản xuất gạch block, là loại gạch chủ yếu trong vật liệu xây không nung, được sản xuất từ xi-măng và các loại cốt liệu mạt đá, bước đầu đã được thị trường chấp nhận. Tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Công ty TNHH Nhật Anh đầu tư hệ thống sản xuất gạch bê-tông nhẹ bọt. Trên cơ sở này, vận động thuyết phục các chủ cơ sở nhận thấy việc sản xuất gạch bằng lò thủ công chấp hành chủ trương, thay thế dần gạch nung bằng vật liệu xây không nung. Với vai trò chủ công, Sở Công thương phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn chuyển đổi sản xuất gạch đất sét nung và triển khai công nghệ thân thiện môi trường, tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. 

Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thông tin về một số chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công đối với các đối tượng. Đối với các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công, khi chuyển đổi sang công nghệ lò tuynel hoặc đầu tư sản xuất gạch không nung sẽ được hỗ trợ một số chính sách ưu đãi đặc thù. Trong đó, có hỗ trợ chi phí đầu tư ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất và phải đảm bảo các tiêu chí như: thiết bị mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc tạo sản phẩm mới so với thiết bị cơ sở sản xuất đang sử dụng. Mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị thiết bị nhưng không quá 100 triệu đồng/cơ sở. Tư vấn mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp thông qua tập huấn, đào tạo, hội thảo, tư vấn lập kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh để tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi (nếu có nhu cầu); tư vấn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ, thiết bị mới, hướng dẫn tìm kiếm mặt bằng đầu tư, thị trường tiêu thụ...

Song song đó, các cơ sở có nhu cầu chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm cho người lao động khi chuyển đổi ngành nghề; tư vấn lập kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh để tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ một số hoạt động khác theo chức năng và nhiệm vụ được giao...

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

  • gạch nung thủ công
  • vật liệu không nung
  • Quyết định số 251/QĐ-UBND

Tin liên quan

Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung (Bài cuối)

03/06/2024 10:52

Ngày 09/12/2015, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND tỉnh phê duyệt chính sách đầu tư và phát triển sản xuất vật liệu xây không nung và chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nghị quyết ra đời, như “Luồng gió mạnh” để sản xuất gạch hiện đại.

Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung (Bài 1)

27/05/2024 14:08

Ngày 12/4/2024, đồng chí Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh ký Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND tỉnh về việc bãi bỏ Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND, ngày 09/12/2015 của HĐND tỉnh Trà Vinh về phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây không nung và chấm dứt huy động sản xuất gạch đất nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh.

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.