• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 13/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Thu nhập cao nhờ luân canh lúa - màu trên đất chuyên lúa

30/11/2022 14:20

Từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kinh tế của người dân trên địa bàn huyện Cầu Ngang ngày càng ổn định, nhất là việc luân canh lúa - màu trên đất chuyên lúa. Cách làm này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp thu nhập tăng cao so với trồng thâm canh cây lúa.

 

Bà Thạch Thị Nhì thu hoạch cải.

 

Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Từ năm 2014 đến nay, nông dân các địa phương trong huyện Cầu Ngang chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả 5.428ha. Các mô hình chuyển đổi trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận cao từ 05 lần trở lên so với canh tác lúa.

Gia đình bà Thạch Thị Hồng, ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa có gần 0,3ha đất trồng lúa 02 vụ/năm. Nhận thấy trồng màu mang lại hiệu quả cao, những năm gần đây bà chuyển sang luân canh 02 vụ màu và 01 vụ lúa, lợi nhuận trồng màu đạt từ 30 - 40 triệu đồng/vụ. Không chỉ chuyển đất lúa sang trồng màu, bà còn thuê thêm 0,2ha đất lúa trồng ớt chỉ thiên.

Bà Hồng cho biết: trồng ớt tuy cực công chăm sóc nhưng lợi nhuận nhiều hơn trồng lúa. Ớt chỉ thiên từ thời điểm trồng cho đến kết thúc khoảng 06 tháng trở lên nhưng lợi nhuận nhiều hơn trồng lúa. Giá ớt tăng cao, thu hoạch cổ 1 (01 chu kỳ ra trái của ớt) nông dân có thể thu hồi vốn, lợi nhuận thu hoạch ở cổ 2 và cổ 3, nếu ớt được giá có thể thu hoạch đến cổ 4 và cổ 5. Ở cổ 2 và cổ 3 chi phí đầu tư không nhiều phần lớn đầu tư từ 01 - 02 bao phân duy trì ớt say trái. Chính vì thế, 04 năm gần đây, gia đình bà tập trung phát triển cây ớt chỉ thiên trên đất lúa. Thời điểm ớt rớt giá, bà thu hoạch hết cổ 3 và tranh thủ xuống giống thêm vụ bí đao hoặc đậu đũa nhằm tăng thu nhập trên cùng diện tích. Vụ ớt này bà trồng gần 0,5ha ớt chỉ thiên, hiện đang thu giá bán 30.000 đồng/kg, với giá ớt ổn định ở mức này đến cuối vụ, lợi nhuận ước đạt 80 triệu đồng.

Không chỉ gia đình bà Hồng, bà Thạch Thị Nhì ngụ cùng ấp cũng mạnh dạn luân canh 0,2ha ớt chỉ thiên trên đất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà Nhì cho biết: vụ ớt đợt này được giá nhưng gặp thời tiết mưa bão thất thường nên năng suất ớt có thể không bằng những vụ trước. Song song với cây ớt, bà tận dụng 500m2 đất gò cạnh bờ ruộng trồng rau cải các loại nhằm tăng thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày, mỗi ngày thu hoạch 20 - 30kg, giá bán 13.000 - 15.000 đồng/kg, thu nhập 250.000 - 300.000 đồng/ngày.

Trồng vụ ớt chỉ thiên lợi nhuận gấp 05 lần so với lúa

Không chỉ có người dân xã Hiệp Hòa luân canh hoa màu trên đất lúa, hầu hết các xã Long Sơn, Nhị Trường, Mỹ Long Bắc, Thuận Hòa,… có điều kiện đất đai phù hợp phát triển cây màu các loại, đặc biệt là nhiều người dân ấp Trà Kim, xã Thuận Hòa đã chuyển đổi đất thâm canh cây lúa sang trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Nông dân Thạch Cham Pha, ấp Trà Kim cho biết: trước đây với 0,4ha đất canh tác 02 vụ lúa/năm, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Canh tác lúa mỗi vụ lợi nhuận đạt hơn 01 triệu đồng/0,1ha/vụ, khi chuyển sang luân canh 01 vụ ớt chỉ thiên - 01 vụ lúa trên đất chuyên lúa, không chỉ gia tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, còn thích ứng với biến đổi khí hậu, quan trọng lợi nhuận gấp 05 lần so với trồng lúa. Nhận thấy lợi nhuận mang lại gấp nhiều lần so với trồng lúa, đồng thời có doanh nghiệp liên kết thu mua, nên 07 năm qua gia đình ông tập trung sản xuất ớt chỉ thiên. Chi phí đầu tư mỗi vụ ớt chủ yếu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, màng phủ nông nghiệp… khoảng 10 triệu đồng/0,1ha, năng suất ớt đạt từ 1,8 - 2,5 tấn/0,1ha, được mùa được giá lợi nhuận từ 10 - 20 triệu đồng. Vụ ớt năm nay ông tiếp tục trồng 0,4ha trên lúa, giá bán thời điểm này 30.000 đồng/kg, ước đến cuối vụ lợi nhuận đạt hơn 50 triệu đồng.

Đồng chí Phạm Hoàng Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa cho biết: toàn xã có hơn 1.400ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó vụ ớt năm 2022, nông dân trong xã xuống giống gần 100ha tập trung nhiều nhất ở ấp Trà Kim, lợi nhuận mang lại đạt từ 100 - 150 triệu đồng/ha/vụ. Những năm qua, thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện, xã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở khu vực để khai thác tiềm năng và lợi thế hướng đa dạng hóa cây trồng, hình thành hàng hóa sản xuất tập trung hướng đến nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Hướng tới xã quy hoạch mở rộng diện tích trồng màu thêm 30ha tập trung ở 03 ấp Trà Kim, Sóc Chùa và Nô Công nhằm phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nghèo.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa không chỉ mở rộng qua các năm, còn làm đa dạng hóa sản phẩm, công thức luân canh, phương thức sản xuất phục vụ mục tiêu tái cơ cấu đã góp phần tăng giá trị nông sản, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, từng bước thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Bài, ảnh: MẪN QUÂN

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.