02/07/2020 13:16
Ông Nguyễn Văn An thu hoạch nấm rơm.
Ghi nhận của chúng tôi, trên địa bàn Phường 1, thị xã Duyên Hải, nơi vùng mặn, thế mạnh muôi thủy sản, nhưng vẫn xuất hiện nhiều mô hình, trong đó có mô hình trồng màu trong nhà lưới và trồng nấm rơm, cho thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình vươn lên khá.
Ông Kiều Việt Dũng, Bí thư Chi bộ khóm Bến Chuối, Phường 1 chia sẻ: khóm Bến Chuối có 228 hộ, hiện còn 07 hộ nghèo. Diện tích đất ở đây có một phần có thể áp dụng mô hình của ông Trần Văn Dũng. Tuy nhiên, do nguồn lao động hiện nay không nhiều, một số hộ dân của khóm có quầy kinh doanh, mua bán ngoài chợ Duyên Hải hoặc chợ Phường 2. Mặt khác, lao động trẻ thì làm công nhân tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
Cũng trên địa bàn Phường 1, thị xã Duyên Hải, ai cũng “trầm trồ” với mô hình trồng nấm rơm của ông Nguyễn Văn An, sinh năm 1965, ngụ Khóm 3, bởi nhờ nấm rơm đã làm cuộc sống gia đình thay đổi.
Theo ông Nguyễn Văn An, trước đây ông chạy máy cuộn rơm thuê cho một chủ máy tại Sóc Trăng. Trong quá trình làm thuê, ông đã nhiều lần giao rơm cho những hộ làm nấm và “lân la”, nên ông học được kinh nghiệm trồng nấm rơm, sau khi nghỉ làm công ở Sóc Trăng, từ năm 2018 đến nay, năm nào ông cũng trồng nấm rơm, và từ 03 năm qua, năm nào ông cũng có thu nhập ổn định từ 30-35 triệu đồng/02 đợt/năm.
Theo ông Nguyễn Văn An, những vụ qua, rơm nguyên liệu ở Trà Vinh không đủ, nên ông phải đặt mua ở tỉnh Đồng Tháp, người bán giao tới chỗ, mỗi cuộn là 27.000 đồng. Đợt thu hoạch vừa qua (đợt II/2020), ông trồng hơn 300m mô, thu hoạch gần 400kg nấm.
Theo tính toán của ông An: để trồng hơn 300m mô, cần 190 cuộn rơm khô, với giá 27.000 đồng/cuộn, chi phí đầu tư rơm là 5,13 triệu đồng; tiền mua meo gần 02 triệu đồng, tổng chi phí đầu tư ban đầu là 7,13 triệu đồng. Sau 20 ngày ủ rơm, vô men và 15 ngày thu hoạch, với 300m mô, sản lượng hơn 400kg nấm bán với giá 70.000 đồng/kg, tổng thu nhập là 28 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời 20 triệu đồng, thời gian 45 ngày. Tuy nhiên, không phải vụ nào cũng đạt sản lượng nấm như vậy, có khi gặp mưa dầm, rơm ủ bị ảnh hưởng, sản lượng ít hơn, nhưng chưa vụ nào lợi nhuận dưới 10 triệu đồng.
“Nhu cầu tiêu dùng nguồn nguyên liệu nấm rơm hiện nay trên địa bàn thị xã Duyên Hải là rất lớn, nhất là vào thời điểm ngày Rằm, hay 30 âm lịch. Trồng nấm rơm là hình thức “lấy công làm lời”, do đó, thiết nghĩ trên địa bàn thị xã Duyên Hải có thể nhiều nông dân làm được”- ông Nguyễn Văn An khẳng định.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Từ năm 2021, có khoảng 04 - 05 hộ hội viên nông dân ở ấp An Tân, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú tham gia mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng. Từ hiệu quả của mô hình, thông qua công tác dân vận khéo của Hội Nông dân xã và sự vào cuộc hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật... đã vận động tuyên truyền các gia đình hội viên ở các ấp khác trong xã có điều kiện nhân rộng mô hình và tiến tới xây dựng tổ hợp tác nuôi lươn, Chi hội nghề nghiệp cùng ngành nghề (nuôi lươn)...