13/11/2024 13:12
Ông Lê Tất Chiến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Thẩm định SPVALUE triển khai quy trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh” cho nông dân.
Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh; UBND 02 xã Long Hòa và Hòa Minh cùng với 50 nông dân.
Nhãn hiệu chứng nhận “Tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh” gồm tôm sống: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh. Hiện trên địa bàn 02 xã cù lao Long Hòa và Hòa Minh có khoảng 600ha diện tích nuôi tôm hữu cơ kết hợp sản xuất lúa (01 vụ/năm); trong đó, xã Long Hòa với diện tích hơn 400ha tôm nuôi hữu cơ. Năng suất tôm càng xanh đạt từ 0,6 - 01 tấn/ha, mang lại cho người nuôi 120 - 200 triệu/ha; tôm thẻ chân trắng nuôi quảng canh trong ruộng lúa từ 01-1,2 tấn/ha, mang lại cho người nuôi 100 - 120 triệu đồng/ha.
Chủ sở hữu quản lý nhãn hiệu là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành.
Nhãn hiệu chứng nhận “Tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh”
Tại hội nghị, các đại biểu được triển khai về một số văn bản quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh”, như: Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận; Quy trình kiểm soát việc sử dụng và chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận…
Nông dân xã Long Hòa, huyện Châu Thành thu hoạch tôm càng xanh trong ruộng lúa là một trong đối tượng nằm trong nhãn hiệu chứng nhận “Tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh”.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Phát huy thế mạnh về đặc điểm của vùng sản xuất ven biển, những năm qua, chị Trương Thị Cúc, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi dê nhốt chuồng và trồng rừng kết hợp thả nuôi cua biển, tôm luân canh. Hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 03-05 lần so với chi phí đầu tư...