11/06/2022 08:41
Chương OCOP phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Thông qua thực hiện chương trình, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, là giải pháp quan trọng thực hiện XDNTM và NTM nâng cao, hướng tới NTM kiểu mẫu. Do vậy, tỉnh đang tập trung nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm OCOP trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Một số sản phẩm nông nghiêp của huyện Cầu Kè đăng ký đạt OCOP năm 2022 tham gia trưng bày tại hội chợ triển lãm thương mại sản phẩm công nghiệp nông thôn - OCOP Trà Vinh năm 2022.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 82/85 xã đạt chuẩn NTM (có 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao); 06 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM: Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh; 96% ấp NTM (trong đó có 22 ấp NTM kiểu mẫu); hộ NTM đạt gần 93%... Sau gần 12 năm triển khai thực hiện XDNTM, đa số các địa phương tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để đạt 19 tiêu chí…
Việc xây dựng sản phẩm OCOP, đưa nông sản địa phương ra thị trường một số địa phương vẫn còn lúng túng; chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, lợi thế cạnh tranh; tiềm năng, thế mạnh, phát triển liên kết chuỗi giá trị. Nhiều vùng nguyên liệu đã hình thành, nhưng kết cấu hạ tầng hạn chế, thiếu thông tin dữ liệu sản xuất để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng... Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn chậm, mặc dù đây là công cụ “hợp pháp” để bảo vệ doanh nghiệp và cũng là “giấy thông hành” đưa nông sản đi xa…
Ngày 02/6/2022, ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị kiểm tra tình hình thực hiện công tác xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, lấy ý kiến đóng góp dự thảo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 13/4/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hợp tác với Liên hiệp Hợp tác xã OCOP Việt Nam…
Tại hội nghị, nhiều đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo đã “hiến kế” và thống nhất cao việc huy động thêm nguồn lực. Trong đó, Trường Đại học Trà Vinh và Viettel Trà Vinh, tham gia cùng với tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan đến khảo sát, đánh giá; quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Đặc biệt, có nhiều ý kiến kiến nghị UBND tỉnh cho ý kiến để Trường Đại học Trà Vinh đưa nội dung Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào giáo trình giảng dạy của Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, nhằm từng bước giới thiệu và giúp sinh viên sớm tiếp cận với chương trình.
Năm 2022, toàn tỉnh có 139 sản phẩm đăng ký đạt OCOP, nâng sao và tái công nhận. Nhằm phát triển và nâng sao hiệu quả về chất lượng sản phẩm OCOP năm 2022, đặc biệt 30 sản phẩm được công nhận năm 2019, đến hạn đánh giá công nhận lại, đảm bảo “không rớt” lại là vấn đề khó khăn, cần hỗ trợ đồng bộ và tích cực từ các cấp, các ngành và chủ thể của sản phẩm OCOP. Do vậy, Ban Chỉ đạo tỉnh đã xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP Trà Vinh để phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã OCOP Việt Nam, nhằm triển khai hiệu quả, đồng bộ các nội dung Chương trình OCOP và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm từ tỉnh đến cơ sở. Hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP; đẩy mạnh phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
Theo ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, tuy toàn tỉnh có 80 sản phẩm đạt OCOP, nhưng lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn hạn chế, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp; liên kết giữa chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ của một số ngành hàng chưa phát huy. Hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản còn thấp do các doanh nghiệp, đơn vị gặp khó khăn về nguồn lực để đầu tư…
Để từng bước khắc phục hạn chế, nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất nông sản lớn; có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho các địa phương, HĐND tỉnh có nhiều Nghị quyết nhằm hỗ trợ, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo… đây là một trong những giải pháp quan trọng để các sản phẩm OCOP nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Với những nỗ lực cùng với quyết tâm cao của Ban Chỉ đạo, tỉnh sẽ phát huy những kết quả đạt được và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực phát huy lợi thế của các địa phương, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm theo các quy trình sản xuất… hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, tăng cường năng lực chế biến và phát triển thị trường gắn với Chương trình OCOP.
Đồng thời, chú trọng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo quy chuẩn chất lượng để nâng giá trị. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, tham gia vào các sàn thương mại điện tử quy mô lớn; truy xuất nguồn gốc nông sản. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai các giải pháp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển các sản phẩm OCOP, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022 cũng như giai đoạn 2022 - 2025.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.