05/09/2024 14:41
Ngày 19/10/2022, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Qua gần 02 năm (2023 - 2024) triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), kinh tế của Trà Vinh tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động trong thực hiện “tam nông”…
Trà Vinh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện “tam nông” giai đoạn 2008 - 2022 với các thành tựu từ giao thông, thủy lợi, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi đến phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống nông dân và mở rộng, kết nối từ các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh vào chuỗi sản xuất…
Đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết: tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Trong này, tập trung đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2023, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 13.789 tỷ đồng, tăng 5,77% so với năm 2022. Giá trị sản xuất đất trồng trọt cuối năm 2023 đạt khoảng 155 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,31 triệu đồng/ha so với năm 2022. Toàn tỉnh có 16.000 cơ sở (tăng khoảng 100 cơ sở so với năm 2022) tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, với khoảng 37.000 lao động, tạo giá trị sản lượng 3.350 tỷ đồng (tăng khoảng 50 tỷ so với năm 2022).
Tiếp tục duy trì hoạt động 13 làng nghề, với 4.400 hộ tham gia (trong đó, có 07 doanh nghiệp, 26 tổ hợp tác, 04 hợp tác xã), các làng nghề duy trì và sản xuất ổn định, tổng doanh thu đạt 770 tỷ đồng, giải quyết khoảng 10.150 lao động (trong đó, lao động thường xuyên 4.450 người, lao động theo thời vụ 5.700 người), thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 - 04 triệu đồng/tháng.
Đồng chí Huỳnh Công nghiệp (bìa phải), Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hòa, huyện Châu Thành gặp gỡ hội viên được hỗ trợ vốn vay trong mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa.
06 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 12.734 tỷ đồng, đạt 39,49% kế hoạch, tăng 3,25% so cùng kỳ; ngành nông nghiệp tỉnh đầu tư triển khai thực hiện 18 tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất và xây dựng 34 cống nội đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh (tổng nguồn vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng). Thực hiện chuyển đổi 415,79ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng cỏ và trồng mới vườn cây ăn trái, vườn dừa và nuôi thủy sản...
Chương trình OCOP, đến cuối tháng 7/2024, đã công nhận 291 sản phẩm của 197 chủ thể (25 công ty, 06 doanh nghiệp, 30 hợp tác xã, 03 tổ hợp tác và 133 hộ kinh doanh). Trong đó, 03 sản phẩm đạt 5 sao, chiếm 1,03%; 07 sản phẩm tiềm năng 5 sao, chiếm 2,41% (đang chờ Trung ương công nhận); 42 sản phẩm 4 sao, chiếm 14,4% và 239 sản phẩm đạt 3 sao, chiếm 82,1%.
Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; trong năm 2023, tỉnh đã triển khai phân bổ nguồn vốn khoảng 78 tỷ đồng cho các địa phương hỗ trợ trực tiếp cho người dân các địa phương để sản xuất lúa và đầu tư triển khai xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, giao thông phục vụ sản xuất (Nghị định số 62/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 của Chính phủ); các tổ chức tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh 23.300 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ toàn tỉnh theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tổng kinh phí 49 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, ngày 19/3/2021). Chính sách bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND, ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh đã tuyển dụng và bố trí 95/101 cán bộ thú y về các xã, phường, thị trấn…
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021- 2025, nguồn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển 399,382 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 269,859 tỷ đồng); nguồn ngân sách địa phương (vốn đầu tư phát triển 24,494 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 19,596 tỷ đồng); đã thực hiện hỗ trợ đất ở được 34/91 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 951/1.085 hộ; chuyển đổi nghề cho 522/824 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt 418/477 hộ. Đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số với 181 công trình/177 tỷ đồng; duy tu, bảo dưỡng 97 công trình/8,2 tỷ đồng. Đến nay, đã nhựa hóa, bê-tông hóa hoặc cứng hóa 130,66/208,89km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân, đạt 62,54% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng chí Quảng Thanh Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết: thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong 06 tháng năm 2024, các cấp Hội phối hợp tập huấn, phổ biến nâng cao nhận thức về kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị; nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn; đào tạo kỹ năng hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ Hội và hội viên nông dân các cấp… Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; hỗ trợ thực hiện các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp cho 1.773 hộ với 206 tấn phân; 146 tấn lúa giống và cây, con giống; 152 tấn thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi 263 tấn; máy nông nghiệp 33 chiếc,... tổng giá trị gần 190 tỷ đồng. Tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, quản lý dịch hại trên cây trồng, vật nuôi được 785 cuộc có 29.123 hội viên, nông dân tham dự. Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, đến nay có 70 dự án/828 hộ vay, với số tiền 34 tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân đã đầu tư hơn 52 tỷ đồng; giải ngân vốn vay với tổng dư nợ 1.371,6 tỷ đồng/841 tổ tiết kiệm vay vốn/39.114 hộ vay… |
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Nhiệm vụ thu nội địa theo dự toán năm 2024 của ngành thuế Trà Vinh được UBND tỉnh giao 6.220 tỷ đồng, tăng 9,1% so với nhiệm vụ thu theo dự toán cùng kỳ năm trước; tăng 4,8% so với thực hiện năm 2023. Do đó, Cục Thuế tập trung các nhiệm vụ, giải pháp cũng như các chính sách liên quan đến thuế nhằm hỗ trợ người nộp thuế phục hồi, phát triển sản xuất.