12/07/2021 14:06
Cây dừa sáp rất thích hợp với vùng đất Cầu Kè, cho giá trị kinh tế khá cao.
Tỉnh cũng khuyến khích người dân cải tạo, nâng cấp, mở rộng các vườn cây ăn trái đặc sản, cây dừa thành vùng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, chất lượng cao; nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn, du lịch sông nước ở khu vực các huyện Càng Long, Cầu Kè và Tiểu Cần. Đồng thời phát triển đàn vật nuôi lợi thế như bò, lợn, gia cầm theo hướng nuôi tập trung, an toàn sinh học; nuôi tôm, cá nước ngọt (chủ yếu là tôm càng xanh và cá tra), đặc biệt là mở rộng mô hình kết hợp nuôi thủy sản trong vườn cây lâu năm.
Đối với tiểu vùng ngọt hóa (phần lớn diện tích các huyện Cầu Ngang, Trà Cú và một phần diện tích huyện Duyên Hải, Châu Thành và thành phố Trà Vinh), tỉnh chuyển mạnh diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản; phát triển sản xuất lúa đặc sản, lúa hữu cơ, các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; phát triển đàn vật nuôi lợi thế bò, heo, dê, gà, vịt và các loại con nuôi thủy sản thế mạnh tôm, cá nước lợ; đặc biệt phát triển mạnh nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Tiểu vùng mặn (phần diện tích phía Nam Tỉnh lộ 914 tiếp giáp với Biển Đông, nằm ngoài đê ngăn mặn của dự án Nam Măng Thít), phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; bảo vệ và củng cố phát triển các khu rừng phòng hộ chắn sóng ven biển, ven cửa sông; phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp du lịch biển. Đồng thời, phát triển nuôi thủy sản sinh thái vùng rừng ngập mặn; nhân rộng các mô hình: lúa - tôm, cua; rừng - tôm, cua; nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và sản xuất một số loại rau màu đặc thù như hành tím, dưa hấu, khoai lang Nhật… ở một số nơi có điều kiện phù hợp; đồng thời phát triển nghề nuôi dê.
Riêng tiểu vùng cù lao, gồm cù lao Hòa Minh và Long Hòa của huyện Châu Thành, các cù lao của thành phố Trà Vinh và huyện Cầu Ngang, tỉnh phát triển rừng phòng hộ, chống sạt lở, bảo vệ tài nguyên vùng cửa sông. Các địa phương này tập trung phát triển con nuôi thủy sản lợi thế, như: cá tra, tôm, cua, nghêu, sò…; nhân rộng mô hình sản xuất lúa đặc sản, lúa hữu cơ, tôm - lúa, chuyên tôm.
Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, để nông sản trong tỉnh có thị trường tiêu thụ ổn định, nhất là các các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Hiện nay, giá trị sản xuất đất trồng trọt của tỉnh đạt 130 triệu đồng/năm, tăng 13,3 triệu so với năm 2016; giá trị sản xuất đất nuôi thủy sản đạt 360 triệu đồng/năm, tăng 143 triệu đồng/ha so với năm 2016. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 145 triệu đồng/ha và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 380 triệu đồng/ha.
Bài, ảnh: THANH HÒA
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.