01/02/2021 06:00
Ông Dương Minh Khích kiểm tra máy phát điện dự phòng khi có thông báo cắt điện. |
Ông Dương Minh Khích có 0,5ha đất nuôi tôm, với 02 ao. Trong đó, ông sử dụng 50% diện tích làm ao nuôi, 50% làm ao lắng. Năm 2019, qua 02 vụ nuôi, tuy không trúng lớn, nhưng lợi nhuận vẫn đạt gần 150 triệu đồng/02 vụ/năm. Cuối năm “cộng sổ”, chi phí tiền điện quá nhiều, bình quân hơn 02 triệu đồng/tháng.
Do chi phí tiền điện nhiều, nên ông Khích tìm hiểu nguyên nhân và xác định nguyên nhân do sử dụng quạt ô-xy chưa hợp lý. Thứ nhất là sử dụng số cánh quạt và thời gian quạt chưa tương ứng với độ tuổi của tôm. Thứ hai, đường dây dẫn từ nhà ra mô-tưa quá lớn, nên hao hụt điện năng. Tứ đó, ông đầu tư thay dây dẫn có tiết diện phù hợp... chỉ sau thời gian áp dụng, vẫn diện tích nuôi như nhau, con giống bằng nhau, nhưng năm 2019, số tiền điện hàng tháng từ khoảng 02 triệu đồng, sang năm 2020 còn 1,4 triệu đồng/tháng.
Nói về phương pháp tuyên truyền TKĐ của ấp, ông Dương Minh Khích chia sẻ: nội dung TKĐ được lồng ghép vào họp lệ chi bộ; đồng thời, hàng tháng ông cùng với tập thể Ban Chi ủy bàn thảo, xây dựng nghị quyết phù hợp với thực tiễn của ấp, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng chi ủy viên, đảng viên, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đưa các phong trào, hoạt động của chi bộ, của đoàn thể, trong đó có sử dụng điện an toàn và tiết kiệm vào sinh hoạt lệ đoàn thể; qua đó, triển khai cho lãnh đạo các đoàn thể, từng hội đoàn thể triển khai đến hội viên. Từ đó, ý thức về TKĐ trong gia đình đã được sự tham gia của toàn thể hội viên đoàn thể.
Đặc biệt, với vai trò nòng cốt của chi bộ, các đoàn thể đã thực hiện 02 tuyến đường thắp sáng, với tổng chiều dài 2.850/4.600m; với 60 trụ đèn năng lượng mặt trời. Tổng kết chương trình gia đình TKĐ năm 2020, 34 đảng viên của chi bộ đều sử dụng điện năng giảm.
Tin, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Từ năm 2021, có khoảng 04 - 05 hộ hội viên nông dân ở ấp An Tân, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú tham gia mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi-măng. Từ hiệu quả của mô hình, thông qua công tác dân vận khéo của Hội Nông dân xã và sự vào cuộc hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật... đã vận động tuyên truyền các gia đình hội viên ở các ấp khác trong xã có điều kiện nhân rộng mô hình và tiến tới xây dựng tổ hợp tác nuôi lươn, Chi hội nghề nghiệp cùng ngành nghề (nuôi lươn)...