• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 13/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Nông dân trồng lác, trúng mùa được giá

26/10/2022 10:11

Lác là một trong những cây trồng được ngành chuyên môn định hướng và vận động nông dân ở một số địa phương chọn, tập trung nhiều nhất là huyện Càng Long.

 

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, với vai trò “chủ công”, ngành nông nghiệp phối hợp với địa phương quy hoạch, định hướng để nông dân xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng hộ, sản phẩm đầu ra ổn định và thích nghi với vùng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu... Lác là một trong những cây trồng được ngành chuyên môn định hướng và vận động nông dân ở một số địa phương chọn, tập trung nhiều nhất là huyện Càng Long.

Nông dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long phấn khởi khi lác vừa được mùa, vừa được giá.

 

Theo đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đến cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh có khoảng 3.000ha lác. Trong đó, huyện Càng Long là chủ yếu 2.818ha (xã Đại Phúc 60ha, xã Đại Phước 803ha, xã Đức Mỹ 1.703ha, xã Nhị Long 50ha và Nhị Long Phú 202ha… còn lại rãi rác ở các huyện khác như Trà Cú, Châu Thành…

Từ khi thực hiện Quyết định số 2368/QĐ-UBND, ngày 13/12/2013 của UBND tỉnh Trà Vinh về thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhất là từ năm 2017 đến nay, triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi. Qua vận động, tuyên truyền của ngành chuyên môn, các địa phương và nhất là phát huy vai trò của các hội đoàn thể, nông dân đã xác định đúng, đủ về mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp nhằm hướng đến khắc phục những tồn tại, tạo điều kiện cho nông nghiệp đạt kết quả cao hơn… Để thực hiện thành công tái cơ cấu, ngoài vào cuộc với quyết tâm cao và nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể thì nông dân là yếu tố quyết định…

Xuất phát từ quan điểm đó, tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó, vận động nông dân, định hướng giúp nông dân chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định... Hiện cây lác là đối tượng cây trồng tương đối “thuận với nông dân”. Ngoài hiệu quả phát triển kinh tế hộ, sản phẩm lác còn là nguồn nguyên liệu phục vụ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 

Đồng chí Lê Văn Song, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Mỹ, huyện Càng Long cho biết: tổng giá trị sản xuất của xã trong 09 tháng năm 2022 đạt 907,64 tỷ đồng, đạt 81,28% nghị quyết năm. Trong đó, giá trị nông nghiệp 307,41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,87%, đạt 83,29% nghị quyết. Đặc biệt, giá trị cây lác đạt 256,11 tỷ đồng; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 290,63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,02%, đạt 81,97% nghị quyết.

Những năm qua, lác là cây trồng chủ lực của xã, 09 tháng năm 2022, nông dân đã thu hoạch 1.264,76ha, đạt 77,8% nghị quyết, sản lượng 14.715 tấn, đạt 79,96% nghị quyết. Để đạt chỉ tiêu, nghị quyết năm 2022, Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến cây lác; xã phối hợp với các ngành huyện, theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, quản lý, vận hành cống đầu mối, chủ động ngăn mặn, tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.  

Nói về chủ động nguồn nước ngọt để tưới, ngăn mặn cho diện tích lác, ông Phạm Văn Bê, ngụ ấp Trại Luận, xã Đại Phước cho biết: gia đình có 3.000m2 trồng lác, do không đủ điều kiện để làm bờ bao, nên năm 2021, khi cống Trại Luận thả nước ra, vô tự nhiên; lúc đầu được đánh giá lác có năng suất cao, song khi thu hoạch, lác loại 1 giảm gần 20% so với số diện tích lác chủ động nước.

Có thể nói, vận động nông dân chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lác hiệu quả kinh tế cao là thành công lớn trong công tác vận động tuyên truyền. Với đặc điểm thổ nhưỡng là vùng đất nhiễm phèn nhẹ, nhưng thích nghi với cây lác, nông dân các xã ven Sông Tiền của huyện Càng Long: Đại Phước, Đức Mỹ đã thực hiện chuyển đổi thành công.

Từ năm 2015 đến nay, cánh đồng lác của các xã phát triển rất nhanh; nông dân trồng lác thu hoạch bình quân 2,5 vụ/năm, lợi nhuận trên 300 triệu đồng/ha/năm (nhờ thu hoạch 2,5 vụ/năm và trồng 01 lần, lưu gốc đến 05 - 06 năm mới trồng lại), cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giúp các xã đạt tiêu chí thu nhập trong XDNTM.

Những ngày đầu tháng 10/2022, chúng tôi có dịp trở lại thăm vùng nguyên liệu lác xã Đại Phước, huyện Càng Long. Hiện nay, nông dân xã Đại Phước đang vào mùa thu hoạch lác, giá lác nguyên liệu năm nay khá cao so với những năm qua, loại đặc biệt (dài từ 02m trở lên), khoảng 1,5 tấn/ha, giá 21.000 đồng/kg trở lên; loại 1 (từ 1,5 đến dưới 02m), khoảng 05 tấn/ha, giá từ 19.00 - 19.500 đồng/kg; loại 3 (dưới 1,5m), phục vụ dệt nội địa (khoảng 01 tấn/ha), giá hiện từ 10.000 - 10.500 đồng/kg.

Do thế mạnh từ cây lác, nên hiện xã Đại Phước có khoảng 803ha (thu hoạch mỗi năm 2,5 vụ), tổng diện tích lác cả năm của xã tương đương 1.600ha/năm, năng suất bình quân 07 - 7,5 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt 08 tấn/ha. Với năng suất và giá như hiện nay, cây lác được Đại Phước xem là cây trồng chủ lực của nông dân trong phát triển kinh tế.

Vận động nông dân chọn cây lác để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, hiện nay, các địa phương có diện tích lác nhiều tiếp tục vận động nông dân chủ động ngăn mặn, nhất vào thời điểm từ tháng 11 âm lịch đến tháng 2 năm sau. Do nhiễm mặn, cây lác không dài, chất lượng kém, giá thấp. Do vậy, hiện một số nông dân chủ động đầu tư để đắp đê ngăn mặn, không cho nước mặn xâm nhập vào diện tích lác. Đồng thời, một số nông dân đắp bờ bao, bao ngạn cụt bộ, giữ nước ngọt trong ao sẵn, để bơm tưới cho lác. 

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.