08/05/2023 07:56
Anh Lưu Văn Quân sử dụng nguồn trùn quế làm thức ăn cho lươn.
Sản xuất nông nghiệp “tuần hoàn”, thông qua việc đưa nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm chất xúc tác hoặc tạo các sản phẩm có giá trị khác; mô hình tiết chế hóa, gắn liền với hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuốc tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi và đặc biệt là hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững…
Anh Lưu Văn Quân cho biết: từ năm 2020 đến nay, mô hình sản xuất nông nghiệp “tuần hoàn” đã đem lại thu nhập cho gia đình từ 200 - 250 triệu đồng; ngoài ra còn giúp cho quá trình chăn nuôi, nuôi lươn hạn chế ô nhiễm và phát thải khí nhà kín. Việc tận dụng nguồn phân bò để nuôi trùn quế đã giúp cho các hộ nuôi bò ở xung quanh tăng thêm thu nhập từ nuôi trùn quế kết hợp nuôi ếch, lươn hay cá…
Hiện nay, với mô hình sản xuất nông nghiệp “tuần hoàn” của gia đình anh Lưu Văn Quân đã xây dựng được khoảng 350m2 khu nuôi trùn quế, hàng tháng cung cấp gần 300kg trùn quế, với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Số trùn quế thu được, ngoài việc làm thức ăn bổ sung cho khoảng 20.000 - 22.000 con lươn/vụ nuôi (mỗi năm nuôi được 02 vụ lươn). Số trùn quế dôi dư, sẽ bán ra ngoài cho các hộ có nhu cầu làm thức cho chăn nuôi, nuôi thủy sản.
Anh Lưu Văn Quân cho biết: sản xuất khép kín và có sự chủ động nguồn thức ăn bổ sung cho vật nuôi, người sản xuất sẽ mang lại giá trị kinh tế gia tăng thêm rất lớn. Với 10m2 diện tích nuôi trùn quế, hàng tháng sẽ cho khoảng 05 - 07kg trùn (tương đương 350.000 đồng) và 01 con bò cái sẽ đảm bảo nguồn phân để nuôi 10m2 trùn quế.
Được biết, cuối năm 2022, gia đình anh Lưu Văn Quân đã xuất bán gần 3,5 tấn lươn thương phẩm (giá bán bình quân 130.000 đồng/kg), trọng lượng nuôi đạt 160 - 165kg/1.000 con lươn, người nuôi lời gần 35.000 đồng/kg.
Cũng theo anh Lưu Văn Quân, để nông dân có thu nhập ổn định trong sản xuất nông nghiệp, các ngành chuyên môn như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân thực hiện mô hình và phát triển nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp “tuần hoàn”. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp “tuần hoàn” có thể liên kết theo từng nhóm, tổ hay hộ gia đình để đảm bảo khép kín trong sản xuất, gia tăng giá trị kinh tế sau sản xuất.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Phát huy thế mạnh về đặc điểm của vùng sản xuất ven biển, những năm qua, chị Trương Thị Cúc, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi dê nhốt chuồng và trồng rừng kết hợp thả nuôi cua biển, tôm luân canh. Hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 03-05 lần so với chi phí đầu tư...