24/11/2021 07:31
Nông dân ấp Giồng Trôm, xã Long Toàn nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh mật độ cao.
Tiêu biểu là mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao của ông Nguyễn Ngũ Lạc, ấp Phước An, với 03 ao, diện tích 0,36ha, nuôi 2,7 triệu con giống, thu hoạch 42 tấn, lợi nhuận trên 02 tỷ đồng; hộ ông Tô Hùng Vĩ, ấp Giồng Trôm, có 16 ao, diện tích 1,92ha, nuôi 9,6 triệu con giống, lợi nhuận trên 05 tỷ đồng; hộ ông Nguyễn Quốc Lịnh, ấp Long Điền, với 10 ao, lợi nhuận trên 05 tỷ đồng (ông Nguyễn Quốc Lịnh đang thực hiện hồ sơ đăng ký VietGAP). Ngoài ra, một số hộ nuôi khác cũng đang xây dựng cải tạo ao hồ để chuẩn bị nuôi theo hình thức thâm canh mật độ cao.
Đối với lĩnh vực tôm sú: năm 2021, toàn xã có 614 hộ nuôi (831 lượt hộ), với 74,71 triệu con tôm sú giống, diện tích 681,5ha, sản lượng 653 tấn, đạt 89,9% so với nghị quyết; kết quả, 399 hộ có lợi nhuận, chiếm 63,8% số hộ (lợi nhuận từ 100-500 triệu đồng có 18 hộ; dưới 100 triệu đồng có 381 hộ; 146 hộ hòa vốn, chiếm 23,8% và 69 hộ lỗ vốn chiếm 11,2%). Đối với tôm thẻ chân trắng: năm 2021, toàn xã có 308 hộ nuôi (với 871 lượt hộ nuôi), với 334,4 triệu con giống; kết quả thu hoạch 4.835 tấn, đạt 126,4% so nghị quyết. Kết quả có 222 hộ có lợi nhuận, chiếm 72,1% (lợi nhuận trên 01 tỷ đồng có 43 hộ, từ 0,5 - 01 tỷ đồng có 25 hộ, từ 100 - 500 triệu đồng có 18 hộ, dưới 100 triệu đồng có 136 hộ), có 34 hộ hòa vốn, chiếm 11% và 52 hộ lỗ vốn, chiếm 16,9%. |
Được biết, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đánh bắt thủy sản của xã Long Toàn năm 2021 đạt 7.048 tấn tôm cá các loại, đạt 112,4% so với nghị quyết. Trong đó, nuôi trồng đạt 6.408, tấn đạt 114% nghị quyết; khai thác đánh bắt 640 tấn, đạt 98,3% nghị quyết. Qua đó, nuôi tôm thâm canh mật độ cao tỷ lệ thiệt hại thấp, độ rủi ro trong quá trình nuôi ít, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao hơn và nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Từ những mô hình, và phong trào nuôi hiệu quả, nông dân Long Toàn đã khẳng định: kết quả đạt được là nhờ áp dụng nhiều hình thức nuôi; trong quá trình nuôi, Nhà nước tham gia quản lý, định hướng phù hợp; góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, đòi hỏi người nuôi phải đầu tư cao cả về vốn, trình độ khoa học - kỹ thuật, đây là cơ sở khuyến khích những hộ có điều kiện về đất đai năng lực tài chính để mở rộng diện tích nuôi thâm canh mật độ cao.
Nhà nước tham gia quản lý, hỗ trợ người nuôi những gì để đạt hiệu quả cao? đó là chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Năm 2021, nhờ chuyển giao và áp dụng khoa học - kỹ thuật từ ngành thủy sản, góp phần hạn chế rủi ro. Trong năm đã tổ chức 04 cuộc tập huấn, có 95 lượt nông dân tham dự với các nội dung về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, phương pháp, kỹ thuật nuôi… Đồng thời, địa phương cần tăng cường quản lý, nhất là trong quá trình cải tạo ao hồ. Để quản lý tốt lịch cải tạo ao hồ và lịch thời vụ, UBND xã Long Toàn tuyên truyền đến Nhân dân nắm về chỉ thị của UBND thị xã. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra xe cuốc và máy sên hoạt động trên địa bàn xã, kịp thời ngăn chặn việc lấn rừng và mở rộng diện tích nuôi thủy sản trái phép, đào đắp, xả thải làm tắc nghẽn dòng chảy trên các kênh mương công cộng, bảo vệ tốt môi trường nguồn nước cung cấp cho nuôi tôm. Đặc biệt, phối hợp quản lý và cung ứng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản.
Để có được nguồn con giống tốt cho người dân, UBND xã phối hợp với ngành chuyên môn quản lý con giống, đồng thời khuyến cáo người dân kiểm tra PCR, xét nghiệm mầm bệnh con giống trước khi thả nuôi, tăng cường cán bộ chuyên môn hỗ trợ các ấp, từ đó công tác quản lý con giống ngày càng có hiệu quả. Hiện Long Toàn có 13 trại sản xuất giống thủy sản, trong năm sản xuất được 100 triệu con giống và có 08 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản cung cấp cho thị trường.
Với những kết quả đạt được, việc quy hoạch phát triển nuôi thủy sản và kế hoạch bảo vệ môi trường nuôi năm 2022 xã đang khẩn trương chuẩn bị. Bên cạnh, việc quản lý và xử lý chất thải, xã cũng đang quan nhằm phục vụ nuôi thủy sản, vận động người nuôi bố trí diện tích ao chứa để xử lý triệt để không cho nguồn bệnh lây lan; nước cấp vào cần xử lý đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; ngăn chặn các hành vi thải chất thải, nước thải nhiễm bệnh ra môi trường nước sông, rạch; tăng cường giám sát chất lượng môi trường dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường: xây dựng hầm biogas, hệ thống chứa xử lý nước thải, chất thải…
Năm 2022, Long Toàn sẽ vận động người nuôi đẩy mạnh phong trào nuôi tôm thâm canh mật độ cao, tranh thủ đầu tư điện, giao thông, vốn để tạo điều kiện cho người dân. Khuyến khích vận động Nhân dân từng bước chuyển đổi nuôi tôm thẻ chân trắng ở những hộ có điều kiện đối với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh cần quan tâm ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi gắn với sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học trong quản lý chăm sóc tôm nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.
Về nuôi quảng canh cải tiến, đây là loại hình nuôi có diện tích lớn, nhưng qui trình nuôi hở, dễ lây lan dịch bệnh. Do đó ngoài chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cần chủ động cấp thoát nước, quản lý môi trường nước kết hợp trồng rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững. Khuyến khích những hộ nuôi quảng canh cải tiến có diện tích rộng, áp dụng nhiều hình thức nuôi, vừa lấy ngắn nuôi dài, vừa nuôi theo hình thức thâm canh nâng cao năng suất. Tổ chức hội thảo thông tin kịp thời những loại thức ăn, hóa chất đã được thực nghiệm nuôi có hiệu quả.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.