23/06/2022 15:09
Ông Sơn Ngọc Lâm, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư các công trình xây dựng cơ bản huyện Trà Cú cho biết: để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong xây dựng năm 2022, ngay từ cuối năm 2021, huyện đã chủ động, linh hoạt, sớm hoàn chỉnh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án năm 2022 và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Năm 2022, huyện Trà Cú có tổng vốn được tỉnh phê duyệt khoảng 98 tỷ đồng và đến cuối tháng 6/2022 đã giải ngân được 64/98 tỷ đồng. Cũng theo ông Sơn Ngọc Lâm, dự kiến đến cuối tháng 9/2022, huyện sẽ giải ngân đạt 100% nguồn vốn phân bổ theo kế hoạch của tỉnh.
Hiện nay, đối với các công trình xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp như đê bao, kè, thủy lợi… thường ảnh hưởng đến tiến độ thi công trong giai đoạn những tháng cuối năm khi thời tiết rơi vào mưa bão, triều cường dâng cao. Đòi hỏi các địa phương và đơn vị thi công phải đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, công tác chuẩn bị thi công, tập kết vật tư… Trong 06 tháng đầu năm 2022, huyện Cầu Kè đã thực hiện giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt 83,25% kế hoạch năm và triển khai công tác thủy lợi nội đồng (nạo vét 46/22 tuyến kênh) đạt trên 234% so với Nghị quyết năm 2022.
Trong xây dựng đường nông thôn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, vai trò vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương và các ngành đoàn thể khá quan trọng, vừa góp phần tạo đồng thuận cao của cộng đồng và giúp đơn vị thi công công trình có mặt bằng tốt để triển khai thực hiện. Điển hình như tuyến đường nhựa Ấp 1, xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè phục vụ kết nối vùng trồng màu (rau nhút) của người dân ở xã Phong Thạnh và xã Long Thới (huyện Tiểu Cần).
Tuyến đường vào xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang được nâng cấp, mở rộng 02 bên ta-li.
Theo ông Lâm Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh: trước đây, người dân khu vực vùng phía trong nội đồng của Ấp 1 chưa có đường vào nội đồng để phục vụ đi lại và vận chuyển nông sản. Đầu năm 2022, tuyến đường nhựa rộng 03m, dài trên 01km được huyện triển khai đầu tư. Về phía địa phương đã tích cực vận động người dân hỗ trợ hiến đất, hoa màu để có mặt bằng cho đơn vị thi công; qua đó, có trên 10 hộ có công trình đi qua phần đất của gia đình đã tự nguyện hiến đất giúp công trình sớm được triển khai. Mặc dù trong điều kiện mưa gió hiện nay, nhưng tiến độ thi công công trình khá nhanh, đã cơ bản xong phần lu lèn đá mặt đường, dự kiến cuối tháng 6/2022 sẽ hoàn thành.
Ghi nhận tại công trình tuyến đê bao Bắc Tổng Long đang được thi công trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Trà Cú. Công trình có tổng chiều dài trên 2,5km… do công trình nằm ven sông lớn và được thi công trong thời điểm mưa và triều cường nên gặp rất nhiều khó khăn.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Tâm, phụ trách kỹ thuật hiện trường của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Đại Nam Hải (đơn vị đang thi công đê bao Bắc Tổng Long) cho biết: đang trong mùa mưa, việc thi công công trình hiện nay rất khó; nhất là vận chuyển, tập kết vật tư vào công trình để thi công chủ yếu bằng đường thủy và phụ thuộc vào thủy triều. Nhiều đoạn sau khi đắp ta-li thì sạt, phải gia cố bằng cừ dừa và làm mới lại.
Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu sớm hoàn thành trước thời điểm mưa nhiều và triều cường (tháng 9, tháng 10); công nhân tích cực huy động phương tiện và xây dựng láng trại ngay tại công trình để thực hiện và chia thành nhiều ca để thi công. Hiện công trình trong giai đoạn hoàn thành lót vải địa chất và đổ cát.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển nghiêm túc tổ chức kiểm điểm những tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sai phạm về chống khai thác IUU tại địa phương; bố trí đủ cán bộ có năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm thực hiện công việc và có cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp.