18/09/2023 16:28
Lao động thực hiện đưa vỏ dừa vào dây chuyền.
Chiều ngày 18/9, tại ấp Rạch Dừa, xã Đại Phước, huyện Càng Long, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh (Trung tâm), thuộc Sở Công thương tổ chức nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tơ xơ dừa cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thương mại Đại Phước, huyện Càng Long.
Đồng chí Huỳnh Ngọc Xuân, Giám đốc Trung tâm; Dương Vũ Linh, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Càng Long; đại diện Đảng ủy, UBND xã Đại Phước và đông đảo các thành viên của HTX Nông nghiệp Thương mại Đại Phước.
HTX Nông nghiệp Thương mại Đại Phước do ông Nguyễn Văn Đông làm Chủ nhiệm, kiêm Giám đốc, có 13 thành viên, vốn điều lệ 250 triệu đồng; hoạt động từ tháng 10/2021, ngành nghề chính là sản xuất các khâu thuộc chuỗi giá trị dừa.
Để khai thác hiệu quả giá trị chuỗi sản xuất từ dừa, HTX Nông nghiệp Thương mại Đại Phước đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến để hoạt động hiệu quả. Từ thực tế đó, Trung tâm hỗ trợ thực hiện Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tơ xơ dừa”. Với máy móc thiết bị tiên tiến này giúp HTX nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm rất nhiều thời gian, công lao động góp phần tăng thêm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp.
Lao động thực hiện đóng bao mụn dừa sau khi máy vận hành.
Máy dập chỉ tơ xơ dừa, có tổng kinh phí 173 triệu đồng; trong đó, Trung tâm hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương năm 2023 là 80 triệu đồng, toàn bộ dây chuyền sản xuất tơ xơ dừa; giải quyết hơn 20 lao động thường xuyên, thu nhập bình quân 06 triệu đồng/tháng.
Sau khi hệ dây chuyền được hỗ trợ đi vào hoạt động, đạt công suất đạt từ 80 - 90 bao mụn dừa/ngày (12kg/bao), từ 2,8 - 03 tấn tơ xơ dừa/ngày; tăng gần 40% so với trước đó.
Việc đầu tư máy móc thiết bị giúp HTX tạo sản phẩm đạt chất lượng, tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và đáp ứng các đơn hàng ngày càng lớn; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí; nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị từ dừa của tỉnh; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Được biết, từ đầu năm 2023 đến nay, đây là Đề án thứ 08/17 được nghiệm thu; trong đó, có 02 đề án được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia (500 triệu đồng); 06 đề án được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Khuyến công địa phương (810 triệu đồng).
* Trước đó, Trung tâm đã tổ chức nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy in phun tự động trong sản xuất tương hột tại hộ kinh doanh Trần Thủy Tiên, số 58, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 5, Phường 7, thành phố Trà Vinh.
Lao động đang điều hành hoạt động máy in phun tự động VIDEOJET.
Hộ kinh doanh Trần Thủy Tiên hiện là cơ sở sản xuất tương hột, tương xay từ đậu nành. Sản phẩm đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh trong 02 lần bình chọn liên tiếp: năm 2018 và năm.
Máy in phun tự động VIDEOJET, tổng vốn đầu tư 126,5 triệu đồng; trong đó, kinh phí khuyến công hỗ trợ 60 triệu đồng; máy đưa vào hoạt động, góp phần đa dạng mẫu mã, tăng cường quảng bá sản phẩm... Đồng thời, giúp dây chuyền sản xuất hoàn thiện hơn, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; thẩm mỹ, nâng cao năng suất, tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.
Tin, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích trồng lúa gần 82.500ha, chiếm trên 58% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Địa phương xác định đây là cây trồng chủ lực; không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cây lúa ở Trà Vinh còn tạo sinh kế, mang lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 60% người dân nông thôn.