30/12/2021 09:37
Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác giáo dục nghề nghiệp đến các ngành, các cấp, cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên về giáo dục nghề nghiệp, vai trò của giáo dục nghề nghiệp trong giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đối với những ngành nghề trọng điểm, ngành nghề được kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, các ngành nghề phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh thành trường cao đẳng chất lượng cao, ưu tiên đầu tư cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đồng thời, chú trọng công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia đào tạo nghề với nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng…
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động cũng được tỉnh tập trung triển khai.
Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 35%. Trong 95.000 người được đào tạo nghề, khoảng 9.000 người được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, còn lại là trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên. Phấn đấu 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. |
Theo ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay nhiều công trình, dự án trong tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật cao nhưng lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao của tỉnh chưa đáp ứng được.
Toàn tỉnh có 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong đó có 2 Trường Cao đẳng (Trường Cao đẳng Nghề và Trường Cao đẳng Y tế); 06 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; 08 cơ sở giáo dục khác có đào tạo nghề. Bình quân hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh tuyển sinh, đào tạo nghề cho 19.000 người lao động.
Tuy nhiên trong số này, chỉ có khoảng 700 người được đào tạo bậc cao đẳng, trên 300 người bậc trung cấp; gần 2.000 lao động trình độ sơ cấp; số lao động còn lại chủ yếu được đào tạo nghề nông thôn hoặc theo các chương trình đào tạo thường xuyên khác.
THANH HÒA
Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, do doanh nghiệp và nông dân còn thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nhất là mô hình nuôi thủy sản. Trong liên kết hợp tác về tình hình nuôi thủy sản, tốc độ mở rộng diện tích liên kết còn chậm, do chi phí đầu tư cao nên chỉ duy trì cung cấp đầu vào như thức ăn và thuốc thủy sản, nhưng mức đầu tư không lớn.