• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Kinh tế nông nghiệp: Tăng trưởng mạnh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

28/04/2022 08:36

Giá trị sản phẩm thu được trên diện tích đất trồng trọt từ 4,5 triệu đồng/ha (năm 1992) tăng lên 140 triệu đồng/ha (năm 2021) và trên diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 27 triệu đồng/ha (năm 1992) tng lên 325 triệu đồng/ha (năm 2021), cá biệt có nơi đạt đến 0,8-01 tỷ đồng/ha.

 

Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh chia sẻ: sau 30 năm tái tái lập tỉnh Trà Vinh, mặc dù tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, về biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản và trên người, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương giai đoạn này, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã đạt được những kết quả nổi bật, tiếp tục phát triển khá toàn diện. Đặc biệt, kinh tế nông nghiệp của tỉnh hàng năm đều tăng trưởng mạnh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nông dân ấp Lộ Sỏi A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải trồng màu trên bờ ruộng lúa. Ảnh: HUỲNH NỔI

 

Từ năm 1992 đến nay, nhìn chung về cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản. Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản năm 2021 đạt 27.863 tỷ đồng, tăng gần 37 lần so với năm 1992, bình quân hàng năm tăng hơn 13,2%, đóng góp khoảng 32% GRDP của tỉnh. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt khoảng 24%; tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt từ 40 - 45 triệu USD.

Giá trị sản phẩm thu được trên diện tích đất trồng trọt từ 4,5 triệu đồng/ha (năm 1992) tăng lên 140 triệu đồng/ha (năm 2021) và trên diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 27 triệu đồng/ha (năm 1992) tăng lên 325 triệu đồng/ha (năm 2021), cá biệt có nơi đạt đến 0,8-01 tỷ đồng/ha.

Trong sản xuất đã hình thành nhiều vùng canh tác theo hướng tập trung cao, hướng tới nâng cao chất lượng và liên kết thị trường tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Lĩnh vực trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng chủ lực, nhân rộng được một số mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất. tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2021, cây hàng năm tổng diện tích gieo trồng 259.213ha, tổng sản lượng 2,45 triệu tấn (trong đó lúa 1,16 triệu tấn), tăng so với cùng kỳ lần lượt là 81.350ha và 1,61 triệu tấn so với năm 1992; hàng năm cải tạo và trồng mới khoảng 900ha cây ăn trái và cây dừa, nâng tổng số đến nay 42.703ha (cây ăn trái 18.260ha, cây dừa 24.443 ha), sản lượng 600.320 tấn (cây ăn trái 284.500 tấn, cây dừa 315.820 tấn) tăng hơn gấp 03 lần so với năm 1992. Các địa phương đã chuyển đổi hàng năm khoảng 2.500ha diện tích gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,3-06 lần.

Lĩnh vực chăn nuôi, chuyển đổi mạnh từ nuôi nhỏ lẻ sang tập trung, chất lượng con giống được cải thiện đáng kể; đã giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi, tăng giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tổng đàn vật nuôi năm 2021 trên đàn bò 219.500 con (tăng hơn 7,11 lần so với năm 1992), đàn heo 242.180 con (tăng 1,52 lần), đàn gia cầm 6,81 triệu con (tăng hơn 2,5 lần).

Lĩnh vực thủy sản phát triển khá toàn diện cả nuôi trồng ở 03 vùng sinh thái (mặn, lợ và ngọt) và khai thác thủy sản; thông qua việc điều chỉnh cơ cấu con nuôi, phát triển các vùng nuôi tập trung, đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. Vận động nông dân chuyển đổi hơn 9.500ha nuôi thủy sản khác sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển đổi hình thức nuôi tôm từ quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh lên 17.510ha (năm 2021), tăng 100% so với năm 1992; trong đó, nuôi tôm thâm canh mật độ cao khoảng 865ha, năng suất bình quân từ 50 - 70 tấn/ha; duy trì 5.750ha diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp với chăm sóc bảo vệ rừng tập trung, chủ yếu ở huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; lúa - thủy sản 5.600ha, tập trung ở các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải. Nhờ đó, diện tích và sản lượng nuôi thủy sản tăng qua các năm, ước năm 2021 diện tích nuôi thủy sản đạt khoảng 57.600ha (tăng 3,6 lần so với năm 1992), sản lượng ước đạt 220.820 tấn (tăng hơn 157.000 tấn); trong đó, sản lượng nuôi 149,74 tấn, sản lượng khai thác 71.080 tấn.

 

Mô hình ao nuôi tôm thâm canh mật độ cao của nông dân xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, năng suất bình quân 50-70 tấn/ha.

 

Cũng theo ông Trần Văn Dũng, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, với mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 03%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản đạt bình quân trên 05%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 02 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1,5-02%/năm. Phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 4,45%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 4.000ha.

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp về phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn sản xuất trong nông nghiệp, loại bỏ dần các mô hình sản xuất nông nghiệp cũ, mô hình kinh tế tuyến tính. Dựa trên các mô hình đã có, phù hợp đặc trưng của từng tiểu vùng (ngọt, ngọt hóa, mặn và cù lao) để phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên của các tiểu vùng phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; cơ cấu lại các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo hướng tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp kết hợp với công nghệ cao để cạnh tranh với sản phẩm nông sản trên thế giới về chất lượng, mẫu mã, giá thành, phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, có địa chỉ rõ ràng và đăng ký thương hiệu, địa chỉ địa lý. Triển khai thực hiện và hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư vào kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị. Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết tiểu vùng, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.