10/12/2021 15:52
Tại điểm cầu Trà Vinh, có ông Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng Thường trực HĐND, UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành tỉnh tham dự.
Đại biểu dự tại điểm cầu Trà Vinh.
Tại hội nghị, các chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham luận với nội dung: quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp nhằm phát triển khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe người dân và đảm bảo an sinh xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp cận sinh thái xã hội đối với phát triển bền vững tại các đồng bằng lớn.
Theo số liệu thống kê tổng hợp từ các địa phương năm 2020, tổng GRDP ngành nông nghiệp đạt 309.000 tỷ đồng, gấp 2,28 lần số với năm 2010. Vai trò kinh tế vùng ĐBSCL giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Chất lượng phát triển thông qua chỉ tiêu về năng suất lao động đang có xu thế tăng chậm lại so với các vùng khác trong cả nước, mặc dù năng suất lao động vùng giai đoạn 2010-2020 đã tăng gấp 3 lần.
Giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình cả nước, phấn đấu đạt 7,8%/năm. Đến năm 2030, phấn đấu tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của vùng là 20%, công nghiệp, xây dựng 32%, dịch vụ 46% và 01% thuế - trợ cấp. Ngoài ra, năng suất lao động tăng bình quân 07%/năm. Tỷ lệ kinh tế số chiếm 20% GRDP của vùng vào năm 2025 và trên 30% vào năm 2030.
Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: vùng ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm ở Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong vị thế phát triển về nông nghiệp của quốc gia. Chính vì thế, mục tiêu của hội thảo này nhằm củng cố luận cứ về khoa học và công nghệ, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng việc làm.
Các bộ, ngành cần huy động mọi nguồn lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhân rộng các mô hình hay thực tiễn, đặc biệt là tăng cường công tác liên kết vùng để thúc đẩy tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội ĐBSCL.
Tin, ảnh: MỸ NHÂN
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.