29/04/2021 09:16
Ông Trần Trí Công, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tập Ngãi chia sẻ: Đối với địa phương, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh nhưng muốn nâng cao thu nhập cho nông dân cần có sự tác động từ nhiều mặt, không chỉ nguồn vốn, còn có khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn trong thay đổi cách nghĩ, cách làm về sản xuất nông nghiệp. Từ đó, Hội đã phối hợp với các ngành chuyên môn thường xuyên chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho hội viên, nông dân; vận động Nhân dân chuyển đổi sản xuất, ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến gắn với thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) trong sản xuất lúa, trồng màu, chăn nuôi. Hiện nay, ở xã đã hình thành được các vùng chuyên canh màu ở ấp Ngô Văn Kiệt; sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sinh học ở ấp An Phú, Giồng Tranh, Đại Sư…
Được biết, đến cuối tháng 02/2021, thông qua Hội Nông dân xã Tập Ngãi đã triển khai các nguồn vốn đầu tư cho hội viên trong xã với số tiền hơn 07 tỷ đồng (07 tổ vay vốn, có 460 thành viên vay) và 350 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư cho 33 hộ trồng màu, nuôi bò. Bước đầu hiệu quả kinh tế mang lại sau mỗi chu kỳ đầu tư cho các hộ từ 20-25 triệu đồng vốn tích lũy.
Nông dân Nguyễn Tiến Nhuận, hội viên Chi hội Nông dân ấp Ngô Văn Kiệt là một trong 11 hộ được hỗ trợ dự án trồng màu kết hợp nuôi bò, qua chu kỳ đầu tư (10/2020), hiện gia đình ông tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích hơn 2.000m2 màu. Riêng trong vụ trồng hoa Tết năm 2021, gia đình ông thu nhập trên 25 triệu đồng từ 2.000 chậu hoa các loại.
Không chỉ phát huy hiệu quả đồng vốn vay, nhiều hội viên ở xã Tập Ngãi còn mạnh dạn tiếp cận và ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, như canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH. Nông dân Kiên Ngọc Minh, ấp Giồng Tranh, xã Tập Ngãi cho biết: trong sản xuất lúa, những năm gần đây nông dân thường chịu nhiều rủi ro do ảnh hưởng khô hạn, mặn xâm nhập. Trong vụ lúa đông-xuân năm 2020-2021, gia đình đã áp dụng mô hình sản xuất lúa thông minh thích ứng BĐKH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Với diện tích tham gia 0,5ha, giống OM4900 và lượng giống sản xuất 120kg/ha theo phương pháp sạ hàng, trà lúa đạt trên 7,5 tấn/ha, cao hơn cùng kỳ khoảng 01 tấn.
Khi ứng dụng mô hình sản xuất lúa thông minh theo hướng thích ứng BĐKH (giảm lượng giống, bón phân cân đối, sử dụng bảng so màu lá lúa…), bản thân đã học tập và đúc kết nhiều kinh nghiệm cho mình và giúp cho nhiều hội viên, nông dân khác có cách nghĩ tiến bộ hơn trong sản xuất lúa, không còn phải theo tập quán truyền thống (bón thừa đạm, phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng và không phù hợp với từng đối tượng sâu bệnh, giai đoạn sinh trưởng và mật độ lúa nhiễm bệnh…); từ đó, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe và tăng chi phí đầu tư.
Cũng theo ông Trần Trí Công, qua công tác vận động, tuyên truyền của Hội và ngành nông nghiệp, phần lớn hội viên, nông dân trong xã đã chuyển biến tích cực về sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản, nhất là trong sản xuất lúa. Đồng thời, trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, thông qua các hội viên, nông dân gương mẫu, điển hình đã cùng với Hội Nông dân xã tiên phong hưởng ứng phong trào hiến đất làm giao thông, thủy lợi… tạo sức lan ra cộng đồng.
Điển hình như tuyến đường Đại Sư, dài 2,8km, từ tuyến đường đal (1,5m) trước đây, qua vận động đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của hội viên, nông dân nơi có công trình đi qua để hiến đất, mở rộng để thi công đường nhựa (mặt đường 3,5m). Tiên phong trong phong trào trên phải kể đến ông Nguyễn Văn Linh, là một trong những hội viên nòng cốt của ấp; qua xây dựng đường nhựa, ông đã hiến gần 400m2 đất vườn và dừa để làm đường…
HỮU HUỆ
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.